Chuyển đến nội dung chính

Đấu Nối Điện Cho Máy Nén Khí Và Lưu ý Khi Sửa Chữa Nâng Cấp Phần Điện Cho Máy

Một số lưu ý khi sửa chữa phần điện và đấu nối điện cho máy nén khí
Tần số cần đúng với loại máy nén khí. Trên thế giới có hai loại mạng điện sử dụng tần số 50hz và 60hz. Ở Việt Nam có cả hai loại máy trên do nguồn gốc nhập khác nhau nên khi đấu nối cần quan tâm đến điều này.
Các máy nén khí thường khởi động sao-tam giác nên việc cấp nguồn điện cho máy cần lưu ý tới yếu tố sụt áp khi khởi động

Đi kèm với sự khác nhau về tần số là điện áp. Máy phiên bản sử dụng tại các nước như Nhật, Mỹ... thường điện áp cấp là 110v/pha và tần số 60hz các nước như Nga, Việt Nam mạng điện có điện áp 220v/pha tần số là 50hz. Riêng với  Nhật Bản thân nước này hiện tại đang sử dụng hai mạng điện 50Hz và 60Hz tại miền nam và miền bắc nên không phải máy nén khí nào nhập từ Nhật về đều có cùng một loại. Nhất là với máy nén khí cũ tem nhãn đã bị mờ.

Cầu dao và mạch tiếp đất cần thực hiện đúng theo quy phạm ngành điện phòng tránh dòng dò và cháy nổ khi sảy ra sự cố chập pha, chạm pha. Một số hãng máy việc không nối tiếp đất bảng điều khiển sẽ không cho chạy máy nén khí hay làm việc sai chức năng.
Điện áp cho phép dao động trong khoảng 5% việc dao động quá mức cho phép máy sẽ dừng hoặc hoạt động sai và điều này còn ảnh hưởng tới tuổi thọ bảng điều khiển cùng các linh kiện điện tử khác.
không tháo các role, cầu chì, các thiết bị bảo vệ khác của máy. khi muốn nâng cấp tủ điện của máy cần lưu ý đến các thiết bị bảo vệ.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hồ sơ kĩ thuật gồm những gì ?

CẤU TRÚC HỒ SƠ KỸ THUẬT CẤU TRÚC HỒ SƠ KỸ THUẬT 1. Hiểu khái niệm “thiết bị” Trong tài liệu này, thuật  ngữ “thiết bị” đề cập tới một tổng thể kỹ thuật  có một chức năng nào đó và thường có kết cấu phức tạp, tức là được thiết kế và sản xuất để thực hiện một nhiệm vụ (một hoạt động hoặc chức năng) xác định. Ví dụ: một thiết bị nghiền, một máy ép, một thiết bị sơn hoặc lò xử lý bề mặt, bơm, cầu trục, v.v... 2. Hiểu khái niệm “hồ sơ kỹ thuật” và “hồ sơ thiết bị” Khái niệm “hồ sơ thiết bị” hoặc “hồ sơ kỹ thuật” của thiết bị đôi khi chứa đựng nhiều thực tế khác nhau tuỳ theo tác giả. Trong quan điểm của chúng tôi, “hồ sơ kỹ thuật” thường  coi như một hồ sơ “trước sử dụng” (nghĩa là trước khi thời gian sử dụng của thiết bị bắt đầu). Vì thế, đối với chúng tôi “hồ sơ thiết bị” là hồ sơ “quá trình sử dụng”. Hồ sơ này sẽ do bộ phận bảo dưỡng sử dụng. Trong đó sẽ có bao gồm hồ sơ “trước sử dụng” để từ đó thêm dần các văn bản do quá trình sử dụng thiết bị tạo ra. I. NGUỒN  ...

Các Nguyên Nhân Gây Hư Hỏng Máy Biến Áp Và Biện Pháp Khắc Phục

Máy biến áp là một thiết bị quan trọng trong hệ thống điện, đảm bảo việc truyền tải và phân phối điện năng hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, máy biến áp có thể gặp phải nhiều sự cố dẫn đến hư hỏng. Bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết các nguyên nhân phổ biến gây hư hỏng máy biến áp và biện pháp khắc phục hiệu quả. Các Nguyên Nhân Gây Hư Hỏng Máy Biến Áp Quá tải Máy biến áp được thiết kế để hoạt động ở một công suất nhất định. Khi tải điện vượt quá giới hạn này, máy biến áp sẽ nóng lên quá mức, dẫn đến hư hỏng cách điện và giảm tuổi thọ của thiết bị. Biện pháp khắc phục: Thường xuyên kiểm tra và theo dõi tải điện. Sử dụng thiết bị bảo vệ quá tải để ngắt điện khi phát hiện quá tải. Sự cố cách điện Các lớp cách điện trong máy biến áp có thể bị hỏng do điều kiện môi trường như độ ẩm, bụi bẩn, hay hóa chất. Khi lớp cách điện bị suy giảm, nguy cơ ngắn mạch và hư hỏng máy biến áp tăng lên. Biện pháp khắc phục: Định kỳ kiểm tra và vệ sinh máy biến áp để loại bỏ bụi bẩn và độ ẩm. T...

Áp suất khí nén là gì ?Khí nén căn bản

Áp suất là gì? Công thức tính lực Áp suất (Pressure), ký hiệu bằng P là một đại lượng vật lý được định nghĩa là một lực trên một đơn vị diện tích tác động theo chiều vuông góc với bề mặt của diện tích tiếp xúc P = F / S. Áp suất được biết đến là lực trên một đơn vị diện tích được tác dụng theo chiều vuông góc với bề mặt của vật thể nhất định. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản áp suất chính là lực tác động vuông góc nên một bề mặt diện tích. Đơn vị áp suất (N/m2) Trong hệ đo SI đơn vị của áp suất tính bằng Newton / mét vuông (N/m2) nó được gọi là Pascal (Pa) mang tên nhà toán học & vâtj lý học Blaise Pasccal người Pháp thế kỉ XVII. Tuy nhiên trong ứng dụng thực tế cả dân dụng và công nghiệp đơn vị đo áp suất thông thường là bar, Mpa, kg/cm2 , những bội số của Pa vì giá trị của pa rất nhỏ chỉ tương đương áp suất của tờ tiền tác động nên mặt bàn. Xem chi tiết bài viết >> Đơn vị đo áp suất phổ biến bảng quy đổi Công thức tính áp suất Công thức tính áp suất chung: P = F / S với P...