Chuyển đến nội dung chính

Thiết bị tách nước từ khí nén WELL AIR

Thiết bị  WELL AIR có vóc dáng nhỏ nhưng mang lại hiệu suất lớn

Hầu hết các vấn đề liên quan tới các thiết bị dùng khí lực có xuất phát từ việc đọng nước bên trong đường ống. Các biện pháp ngăn chặn sự hình thành giọt nước ở gần máy nén không thể loại bỏ được hết những nước lắng đọng trong đường ống. Cách hiệu quả nhất là việc loại nước được thực hiện ngay trước các thiết bị tiêu thụ khí nén (tức là cuối hệ thống).

Phương pháp làm khô truyền thống phải sử dụng cả máy làm khô và bộ lọc (bao gồm cả lọc trước và sau). Khi hoạt động một máy làm khô trên cơ sở máy lạnh được lắp gần ngay máy nén khí làm lạnh không khí và loại. Tiếp đó người ta phải gắn thêm một bộ lọc trước lối ra của máy nén để lọc bụi bẩn.
Hạn chế của phương pháp tách nước truyền thống:
* Đường ống giữa máy làm khô và thiết bị cuối là nguyên nhân gây ra sự đọng nước trong đường ống do sự thay đổi nhiệt độ và các nguyên nhân khác.
* Hiệu suất của phin lọc sẽ giảm đi nhiều theo thời gian
* Việc bảo dưỡng máy định kỳ như thay phin lọc là nhiệm vụ bắt buộc
* Chi phí bắt buộc cho máy làm khô (bao gồm chi phí ban đầu và chi phí vận hành) và chi phí thay thế cho các phin lọc.
* Hệ thống cồng kềnh chiếm nhiều diện tích

Phương pháp tách nước tiên tiến sử dụng WELL AIR:
Để khắc phục những nhược điểm này KAMATATECNAS có trụ sở chính tại Kyoto, Nhật Bản đã giới thiệu các thiết bị tách hơi nước và bụi. Sản phẩm có vóc dáng nhỏ nhoi này giải quyết gần như triệt để vấn đề hơi nước trong đường ống, góp phần rất lớn vào việc duy trì/kéo dài tuổi thọ của những cỗ máy trị giá hàng chục tỷ đồng. Phương pháp đặc biệt để tách hơi nước và bụi bẩn ra khỏi khí nén chính là sự va chạm dựa trên sự khác nhau về trọng lực riêng giữa không khí và chất lỏng/bụi bẩn, bao gồm hơi nước, dầu, bụi. Lực ly tâm làm cho máng va chạm với các hợp phần. Hệ thống này ứng dụng một công nghệ hoàn toàn mới cho phép loại bỏ được tới 99.99% lượng nước trong khí nén.
Thiết bị WELL AIR không sử dụng bất kỳ một bộ phận lọc hay hợp chất làm khô đặc biệt nào cũng như không cần nguồn điện, nguồn nhiệt hay freon (làm lạnh) do đó bạn không còn phải lo lắng cho các chi phí vận hành nữa. Hiệu năng của thiết bị không bị suy giảm do tác động của sự thăng giáng tốc độ dòng như quá trình bão hòa hay tắc nghẽn trong phin lọc. Nghĩa là hệ thống luôn giữ được hiệu năng ban đầu của nó. Thiết bị có kích thước nhỏ gọn và cực kỳ dễ sử dụng. Điều duy nhất bạn cần làm để đưa nó vào hoạt động là nối nó vào đường ống dẫn khí ngay trước thiết bị cuối. Với những hệ thống sử dụng khí lực có giá trị cao trong tất cả các ngành thì sản phẩm WELL AIR là một lựa chọn khôn ngoan làm tăng tuổi thọ của các thiết bị này.
Lĩnh vực áp dụng
Trong các hệ thống CNC….
Trong các hệ thống máy công cụ…
Bộ tách nước khí nén được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghệ như ngành in, các bộ phận làm sạch, máy khoan, thiết bị và máy sử dụng khí lực, thiết bị đóng gói, các thiết bị y tế, thiết bị đo kiểm, thiết bị phân tích, CNC…
Hiện nay WELL AIR đang được giới thiệu rộng rãi tại thị trường Việt Nam

cập nhật 08/2013
Hiện tại dòng sản phẩm này không còn được Khí Nén Á Châu cung cấp và hỗ trợ mong quý vị và các bạn thông cảm.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hồ sơ kĩ thuật gồm những gì ?

CẤU TRÚC HỒ SƠ KỸ THUẬT CẤU TRÚC HỒ SƠ KỸ THUẬT 1. Hiểu khái niệm “thiết bị” Trong tài liệu này, thuật  ngữ “thiết bị” đề cập tới một tổng thể kỹ thuật  có một chức năng nào đó và thường có kết cấu phức tạp, tức là được thiết kế và sản xuất để thực hiện một nhiệm vụ (một hoạt động hoặc chức năng) xác định. Ví dụ: một thiết bị nghiền, một máy ép, một thiết bị sơn hoặc lò xử lý bề mặt, bơm, cầu trục, v.v... 2. Hiểu khái niệm “hồ sơ kỹ thuật” và “hồ sơ thiết bị” Khái niệm “hồ sơ thiết bị” hoặc “hồ sơ kỹ thuật” của thiết bị đôi khi chứa đựng nhiều thực tế khác nhau tuỳ theo tác giả. Trong quan điểm của chúng tôi, “hồ sơ kỹ thuật” thường  coi như một hồ sơ “trước sử dụng” (nghĩa là trước khi thời gian sử dụng của thiết bị bắt đầu). Vì thế, đối với chúng tôi “hồ sơ thiết bị” là hồ sơ “quá trình sử dụng”. Hồ sơ này sẽ do bộ phận bảo dưỡng sử dụng. Trong đó sẽ có bao gồm hồ sơ “trước sử dụng” để từ đó thêm dần các văn bản do quá trình sử dụng thiết bị tạo ra. I. NGUỒN  GỐC VÀ MỤC TIÊU CỦA

Các Nguyên Nhân Gây Hư Hỏng Máy Biến Áp Và Biện Pháp Khắc Phục

Máy biến áp là một thiết bị quan trọng trong hệ thống điện, đảm bảo việc truyền tải và phân phối điện năng hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, máy biến áp có thể gặp phải nhiều sự cố dẫn đến hư hỏng. Bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết các nguyên nhân phổ biến gây hư hỏng máy biến áp và biện pháp khắc phục hiệu quả. Các Nguyên Nhân Gây Hư Hỏng Máy Biến Áp Quá tải Máy biến áp được thiết kế để hoạt động ở một công suất nhất định. Khi tải điện vượt quá giới hạn này, máy biến áp sẽ nóng lên quá mức, dẫn đến hư hỏng cách điện và giảm tuổi thọ của thiết bị. Biện pháp khắc phục: Thường xuyên kiểm tra và theo dõi tải điện. Sử dụng thiết bị bảo vệ quá tải để ngắt điện khi phát hiện quá tải. Sự cố cách điện Các lớp cách điện trong máy biến áp có thể bị hỏng do điều kiện môi trường như độ ẩm, bụi bẩn, hay hóa chất. Khi lớp cách điện bị suy giảm, nguy cơ ngắn mạch và hư hỏng máy biến áp tăng lên. Biện pháp khắc phục: Định kỳ kiểm tra và vệ sinh máy biến áp để loại bỏ bụi bẩn và độ ẩm. T

Sơ đồ lưới điện Việt Nam

Sơ đồ lưới điện Việt Nam:  mô tả các đường dây truyền tải trên toàn bộ lãn thổ Việt Nam. Cùng với đó là sơ đồ các trạm, nhà máy phát điện... >> Tải file cad sơ đồ hệ thống điện việt nam tại đây Do kích thước quá khổ nên nó hiển thị không được chuẩn. Bạn bấm vào ảnh để xem bản đồ hệ thống điện việt nam ở chế độ lớn hơn. 01 bản đồ lưới điện Việt Nam 2006-2025 ( phân bổ theo địa lý mạng lưới đường dây, trạm.. 02 bản đồ phân bổ hệ thống điện bao gồm phân bổ nhà máy điện (ảnh lớn chia làm hai nửa) Nguồn: icon.com.vn