Chuyển đến nội dung chính

Kiểm tra và lắp đặt máy nén khí

1, khi nhận hàng:
- Kiểm tra số lượng, chủng loại , quy cách và tư liệu kèm theo packinglist.
-Kiểm tra máy nén khí và phụ kiện có bị hư hỏng, thiếu trong quá trình vận chuyển không

2, Lắp đặt:
-Lên kế hoạch lắp đặt trước khi tiến hành lắp đặt. Cần tham khảo kích thước và kết cấu cửa máy để bố chí máy nén khí sao cho thuận tiện sửa chữa, bảo dưỡng và vận hành sau này. Đồng thời việc này còn góp phần nâng cao hiệu suất làm việc của máy nén khí
-Chọn vị trí lắp máy. Tốt nhất nên thiết kế phòng để máy riêng. Cần đảm bảo tính thuận tiện trong quá trình sử dụng và trách tác động của môi trường đến hoạt động máy nén khí gây ra những bất thường trong quá trình vận hành.
-Phòng máy cần thoáng gió, ánh sáng tốt, nếu phòng đặt máy không đạt được điều kiện trên cần bố chí quạt thông gió đảm bảo máy có khí "tươi", khí "nóng" tách biệt. Hành lang sửa chữa cần đủ rộng để đi lại và dịch chuyển máy. Máy nén khí là máy thường xuyên phải bảo chì bảo dưỡng.
-Khi lắp đặt ngoài trời cần lưu ý mái tre tránh mưa, nắng gây hư hỏng máy. Mái tre cần thiết kế cách mặt máy tối thiểu 40cm với máy thoát khí nóng của trên(hiện nay thông dụng) nhằm đảm bảo lưu lượng khí nóng không bị cản trở.
-Nhiệt độ phòng máy nên cao hơn 5 độ và thấp hơn 40 độ là tốt nhất. Khi nhiệt độ môi trường càng cao hiệu suất làm việc của máy càng giảm, nó còn làm giảm tuổi thọ dầu bôi trơn
-Nên lắp máy ở nơi ít bụi, không khí trong lành. Không khí bụi bẩn làm tuổi thọ dầu xuống thấp, thường xuyên phải vệ sinh và thay lọc gió lọc dầu của máy nén khí nhiều hơn. Trong điều kiện nhà xưởng quý vị có nhiều bụi quý vị nen làm phòng máy riêng lắp ống dẫn khí thêm lọc bụi phía gió vào. Đảm bảo khí vào máy càng sạch càng tốt. Điều đó giúp nâng cao tuổi thọ linh kiện và bảo dưỡng máy nén khí. Trong trường hợp này lưu ý chiều dài đường ống thông gió không lớn hơn 4m để giảm thiểu trở lực lưu động. Nếu dài hơn khoảng cách trên quý vị nên lắp thêm quạt thông gió với công suất lớn hơn lưu lượng khí thoát ra của máy.

lưu ý:
-khi lắp máy xong nhớ tháo ốc hãm tại giảm trấn của máy. Ốc hãm này chỉ có tác dụng bảo vệ máy trong quá trình vận chuyển
-khi lắp thêm ống xả khí cần lắp dạng ghép nối, rễ tháo lắp di chuyển để tiện vệ sinh bảo dưỡng két giải nhiệt của máy nén khí sau này.
-nền đặt máy nên làm riêng biệt và cao hơn mặt sàn. Quan tâm đến cửa xả dầu, xả nước sao cho nền đủ cao thuận tiện thay dầu, xả nước thường xuyên. Nền nên đệm thêm cao su 5~6mm có tác dụng giảm chấn cho máy. Khi đặt máy trền tầng cần lưu ý tính chịu lực của sàn. Triệt để sử lý rung tránh cộng rung và truyền lực gây ra tai nạn đáng tiếc.
-đường ống chính của hệ thống khí nén cần có độ nghiêng 1 đến 2 độ, chỗ thấp nhất của hệ thống ống dài nên lắp van xả thải để xả ra nước bả ngưng tụ trong đường ống. Nên dùng đường kính ống phù hợp với lưu lượng khí xử dụng. Giảm áp lực đường kính ống không nên quá 5% áp lực xả khí hạn định của máy. Khi đường ống tương đối dài nên chọn đường kinh ống lớn hơn để giảm thiểu áp lực

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hồ sơ kĩ thuật gồm những gì ?

CẤU TRÚC HỒ SƠ KỸ THUẬT CẤU TRÚC HỒ SƠ KỸ THUẬT 1. Hiểu khái niệm “thiết bị” Trong tài liệu này, thuật  ngữ “thiết bị” đề cập tới một tổng thể kỹ thuật  có một chức năng nào đó và thường có kết cấu phức tạp, tức là được thiết kế và sản xuất để thực hiện một nhiệm vụ (một hoạt động hoặc chức năng) xác định. Ví dụ: một thiết bị nghiền, một máy ép, một thiết bị sơn hoặc lò xử lý bề mặt, bơm, cầu trục, v.v... 2. Hiểu khái niệm “hồ sơ kỹ thuật” và “hồ sơ thiết bị” Khái niệm “hồ sơ thiết bị” hoặc “hồ sơ kỹ thuật” của thiết bị đôi khi chứa đựng nhiều thực tế khác nhau tuỳ theo tác giả. Trong quan điểm của chúng tôi, “hồ sơ kỹ thuật” thường  coi như một hồ sơ “trước sử dụng” (nghĩa là trước khi thời gian sử dụng của thiết bị bắt đầu). Vì thế, đối với chúng tôi “hồ sơ thiết bị” là hồ sơ “quá trình sử dụng”. Hồ sơ này sẽ do bộ phận bảo dưỡng sử dụng. Trong đó sẽ có bao gồm hồ sơ “trước sử dụng” để từ đó thêm dần các văn bản do quá trình sử dụng thiết bị tạo ra. I. NGUỒN  GỐC VÀ MỤC TIÊU CỦA

Các Nguyên Nhân Gây Hư Hỏng Máy Biến Áp Và Biện Pháp Khắc Phục

Máy biến áp là một thiết bị quan trọng trong hệ thống điện, đảm bảo việc truyền tải và phân phối điện năng hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, máy biến áp có thể gặp phải nhiều sự cố dẫn đến hư hỏng. Bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết các nguyên nhân phổ biến gây hư hỏng máy biến áp và biện pháp khắc phục hiệu quả. Các Nguyên Nhân Gây Hư Hỏng Máy Biến Áp Quá tải Máy biến áp được thiết kế để hoạt động ở một công suất nhất định. Khi tải điện vượt quá giới hạn này, máy biến áp sẽ nóng lên quá mức, dẫn đến hư hỏng cách điện và giảm tuổi thọ của thiết bị. Biện pháp khắc phục: Thường xuyên kiểm tra và theo dõi tải điện. Sử dụng thiết bị bảo vệ quá tải để ngắt điện khi phát hiện quá tải. Sự cố cách điện Các lớp cách điện trong máy biến áp có thể bị hỏng do điều kiện môi trường như độ ẩm, bụi bẩn, hay hóa chất. Khi lớp cách điện bị suy giảm, nguy cơ ngắn mạch và hư hỏng máy biến áp tăng lên. Biện pháp khắc phục: Định kỳ kiểm tra và vệ sinh máy biến áp để loại bỏ bụi bẩn và độ ẩm. T

Sơ đồ lưới điện Việt Nam

Sơ đồ lưới điện Việt Nam:  mô tả các đường dây truyền tải trên toàn bộ lãn thổ Việt Nam. Cùng với đó là sơ đồ các trạm, nhà máy phát điện... >> Tải file cad sơ đồ hệ thống điện việt nam tại đây Do kích thước quá khổ nên nó hiển thị không được chuẩn. Bạn bấm vào ảnh để xem bản đồ hệ thống điện việt nam ở chế độ lớn hơn. 01 bản đồ lưới điện Việt Nam 2006-2025 ( phân bổ theo địa lý mạng lưới đường dây, trạm.. 02 bản đồ phân bổ hệ thống điện bao gồm phân bổ nhà máy điện (ảnh lớn chia làm hai nửa) Nguồn: icon.com.vn