Chuyển đến nội dung chính

Lọc dầu máy nén khí (Oil fiter)

CHỨC NĂNG CỦA LỌC DẦU TRONG MÁY NÉN KHÍ

Bộ phin lọc dầu máy nén khí là một thiết bị quan trọng trong hệ thống máy nén khí. Nó được dùng để loại bỏ các hạt cặn bẩn hoặc sạn có chứa trong dầu trước khi dầu/nhớt quay về hệ thống khí nén. Nói cách khác, chúng bảo vệ máy nén khí của bạn khỏi các nguy cơ hỏng hóc gây ra do cặn bẩn, cát, mạt sắt gỉ,…vv. Các chất bẩn này sẽ làm tắc nghẹt bộ lọc tách dầu, làm hỏng các vòng bi, gây ra tình trạng mòn, xước bề mặt trục vít và làm giảm hiệu suất cũng như tuổi thọ của máy nén khí.
Vì vậy, hãy bảo vệ máy nén khí của bạn bằng cách sử dụng đúng lọc dầu dành riêng cho máy, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí sửa chữa và bảo dưỡng cho máy. Lọc dầu thường xuất hiện ở những máy nén khí lớn, giống như các loại máy nén khí trục vít ngâm dầu. Về cơ bản, lọc dầu của máy nén khí thường có dạng hình trụ tròn (spin-on), hở một đầu và có đường dẫn dầu vào ra. Bên trong bộ lọc có lõi lọc bằng giấy được gấp nếp để tăng tối đa diện tích lọc. Vì thế, giúp dầu lưu thông qua nó dễ dàng đảm bảo đủ lưu lượng dầu bôi trơn vào đầu nén.

Hầu hết các máy nén khí ngày nay đều trang bị cảm biến áp suất đo mức áp suất chênh lệch của dầu qua bộ lọc. Khi bộ lọc dầu bị bẩn theo thời gian hoặc do sử dụng dầu không phù hợp thì áp suất chênh lệch này sẽ tăng lên, nếu vượt quá ngưỡng cho phép máy sẽ đưa ra cảnh báo. Khi đó bạn cần phải thay thế bộ lọc mới. Thông thường chúng ta thay thế lọc dầu sau 3000h chạy máy.

Chú ý: không phải tất cả các bộ lọc dầu máy nén khí đều giống nhau
VAN BYPASS trong lọc dầu (chức năng đảm bảo an toàn cho đầu nén)
Một trong những chức năng quan trọng số một của dầu bôi trơn trong máy nén khí là để làm mát phần tử đầu nén và khí trong quá trình nén. Nếu do một vài lý do nào đó mà lưu lượng dầu bôi trơn vào đầu nén giảm hoặc thậm chí là bị tắc nghẹt. Máy nén khí của bạn sẽ trở nên nóng nhanh chóng, điều này sẽ phá hủy máy nén của bạn.

Bạn có biết bên trong lọc dầu của máy nén khí có một van bypass không? Khi áp suất chênh lệch qua bộ lọc dầu trở nên quá lớn do lõi lọc bị tắc nghẹt, van bypass sẽ được mở ra và cho phép dầu đi tắt qua nó mà không cần đi qua lõi lọc. Điều này xảy ra khi lõi bộ lọc dầu quá bẩn, hay khi nhiệt độ của dầu quá thấp, độ nhớt của dầu quá cao sẽ khiến cho dầu không thể lưu thông qua lõi lọc. Khi xảy ra tắc nghẹt lõi lọc, dầu bẩn sẽ đi trực tiếp vào đầu nén qua van bypass tốt hơn là không có dầu cấp cho đầu nén ( đầu nén sẽ bị phá hủy nhanh tróng vì quá nhiệt khi không có dầu bôi trơn lưu thông qua nó). Đây là lý do tại sao chúng ta lại phải trang bị một van bypass cho lọc dầu. Nó đóng vai trò như cửa thoát hiểm cho đầu nén.

Một số bộ lọc dầu rẻ tiền sẽ bị tắc nghẹt rất nhanh và chúng không có van bypass. Hoặc nếu có thì van bypass chất lượng kém sẽ làm việc sai áp suất. Khi đó cực kỳ nguy hiểm cho máy nén của bạn. Hãy mua những bộ lọc dầu chất lượng tốt cho máy nén nếu bạn không muốn tăng chi phí cho việc sửa chữa.

CÁCH CHỌN LỌC DẦU CHO MÁY NÉN KHÍ CÓ DẦU
Hãy thận trọng khi bạn mua lọc dầu cho máy nén khí của bạn. Khác với lọc dầu dùng cho xe hơi, chúng không thể chịu đựng được nhiệt độ cao của dầu tổng hợp trong máy nén khí. Vì thế, không thể thay thế lọc dầu của xe hơi dùng cho máy nén khí, hãy mua lọc dầu chuyên dụng cho máy nén khí.

CÁCH CHỌN LỌC DẦU MÁY NÉN KHÍ KHÔNG DẦU
Lọc dầu cũng được lắp trên máy nén khí không dầu.Tại sao lại như vậy?
Mặc dù quá trình nén khí được thực hiện trong môi trường không có dầu, nhưng bánh răng và các vòng bi của đầu nén vẫn được bôi trơn bằng dầu nhớt. Đây là những bộ phận quan trọng có độ chính xác cao. Vì vậy, cần thiết phải lọc sạch dầu trước khi nó đi vào đầu nén.

Những máy nén khí piston nhỏ thông thường sẽ không được trang bị lọc dầu. Dầu bôi trơn sẽ được văng té bằng trục khuỷu nhúng trong dầu. Do đó, sẽ không có bơm dầu và lọc dầu, bạn phải thay thế dầu bẩn bằng dầu mới đúng định kỳ.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hồ sơ kĩ thuật gồm những gì ?

CẤU TRÚC HỒ SƠ KỸ THUẬT CẤU TRÚC HỒ SƠ KỸ THUẬT 1. Hiểu khái niệm “thiết bị” Trong tài liệu này, thuật  ngữ “thiết bị” đề cập tới một tổng thể kỹ thuật  có một chức năng nào đó và thường có kết cấu phức tạp, tức là được thiết kế và sản xuất để thực hiện một nhiệm vụ (một hoạt động hoặc chức năng) xác định. Ví dụ: một thiết bị nghiền, một máy ép, một thiết bị sơn hoặc lò xử lý bề mặt, bơm, cầu trục, v.v... 2. Hiểu khái niệm “hồ sơ kỹ thuật” và “hồ sơ thiết bị” Khái niệm “hồ sơ thiết bị” hoặc “hồ sơ kỹ thuật” của thiết bị đôi khi chứa đựng nhiều thực tế khác nhau tuỳ theo tác giả. Trong quan điểm của chúng tôi, “hồ sơ kỹ thuật” thường  coi như một hồ sơ “trước sử dụng” (nghĩa là trước khi thời gian sử dụng của thiết bị bắt đầu). Vì thế, đối với chúng tôi “hồ sơ thiết bị” là hồ sơ “quá trình sử dụng”. Hồ sơ này sẽ do bộ phận bảo dưỡng sử dụng. Trong đó sẽ có bao gồm hồ sơ “trước sử dụng” để từ đó thêm dần các văn bản do quá trình sử dụng thiết bị tạo ra. I. NGUỒN  GỐC VÀ MỤC TIÊU CỦA

Các Nguyên Nhân Gây Hư Hỏng Máy Biến Áp Và Biện Pháp Khắc Phục

Máy biến áp là một thiết bị quan trọng trong hệ thống điện, đảm bảo việc truyền tải và phân phối điện năng hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, máy biến áp có thể gặp phải nhiều sự cố dẫn đến hư hỏng. Bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết các nguyên nhân phổ biến gây hư hỏng máy biến áp và biện pháp khắc phục hiệu quả. Các Nguyên Nhân Gây Hư Hỏng Máy Biến Áp Quá tải Máy biến áp được thiết kế để hoạt động ở một công suất nhất định. Khi tải điện vượt quá giới hạn này, máy biến áp sẽ nóng lên quá mức, dẫn đến hư hỏng cách điện và giảm tuổi thọ của thiết bị. Biện pháp khắc phục: Thường xuyên kiểm tra và theo dõi tải điện. Sử dụng thiết bị bảo vệ quá tải để ngắt điện khi phát hiện quá tải. Sự cố cách điện Các lớp cách điện trong máy biến áp có thể bị hỏng do điều kiện môi trường như độ ẩm, bụi bẩn, hay hóa chất. Khi lớp cách điện bị suy giảm, nguy cơ ngắn mạch và hư hỏng máy biến áp tăng lên. Biện pháp khắc phục: Định kỳ kiểm tra và vệ sinh máy biến áp để loại bỏ bụi bẩn và độ ẩm. T

Sơ đồ lưới điện Việt Nam

Sơ đồ lưới điện Việt Nam:  mô tả các đường dây truyền tải trên toàn bộ lãn thổ Việt Nam. Cùng với đó là sơ đồ các trạm, nhà máy phát điện... >> Tải file cad sơ đồ hệ thống điện việt nam tại đây Do kích thước quá khổ nên nó hiển thị không được chuẩn. Bạn bấm vào ảnh để xem bản đồ hệ thống điện việt nam ở chế độ lớn hơn. 01 bản đồ lưới điện Việt Nam 2006-2025 ( phân bổ theo địa lý mạng lưới đường dây, trạm.. 02 bản đồ phân bổ hệ thống điện bao gồm phân bổ nhà máy điện (ảnh lớn chia làm hai nửa) Nguồn: icon.com.vn