Chuyển đến nội dung chính

Bao dưỡng phòng ngừa trong công nghiệp

4. BẢO DƯỠNG PHÒNG NGỪA
Công tác Bảo dưỡng cũng như hoạt động sản xuất của công ty thường ở thế bị động khi những sự cố hỏng thiết bị xảy ra. Hỏng thiết bị đột ngột thường gây ra những thiệt hại:

1. Gián đoạn sản xuất, có thể làm trì hoãn thời gian giao hàng.
2. Tăng tiêu hao nguyên, vật liệu và năng lượng do tăng định mức tiêu thụ và do tỷ lệ sản phẩm hỏng tăng, tăng chi phí sản xuất.
3. Giảm chất lượng sản phẩm.
4. Tăng các nguy cơ về tai nạn lao động và làm giảm chất lượng môi trường làm việc.
5. Nguy cơ phải thay mới thiết bị, thậm chí là dây chuyền sản xuất.

“MỤC TIÊU BẢO DƯỠNG  PHÒNG  NGỪA LÀ GIẢM THIỂU TỶ LỆ HƯ HỎNG  VỚI MỨC CHI PHÍ TỐI THIỂU.”

Nhờ có Bảo dưỡng Phòng ngừa mà công tác bảo dưỡng có thể chuyển được sang “thế công” ngược hẳn với Bảo dưỡng Sửa chữa.
Bảo dưỡng Phòng ngừa gồm:

1. Các hoạt động bảo dưỡng góp phần kéo dài tuổi thọ của thiết bị,
2. Các thông số kỹ thuật thiết bị đo đạc và ghi chép được giúp theo dõi tiến triển của các mòn hỏng của máy móc trong quá trình hoạt động để lập kế hoạch can thiệp trong kịp thời (trong khoảng thời gian mà sự mòn hỏng có thể phục hồi hay kiểm soát được).

Bảo dưỡng Phòng ngừa cần:

1. Các cuộc kiểm tra định kỳ được tổ chức tốt,
2. Thay thế các phụ tùng một cách có hệ thống,
3. Chuyên môn sâu,
4. Chỉ thay thế các bộ phận sau khi đã phân tích, đánh giá,
5. Bảo dưỡng dựa vào tình trạng thiết bị.

Do vậy, Bảo dưỡng Phòng ngừa bao gồm các công tác:
1.Theo sát sự phát triển quá trình mòn, hỏng của thiết bị để dự đoán sự cố,
2. Lập kế hoạch bảo dưỡng, tính đến các yếu tố:

Dự báo thời điểm xảy ra hỏng, 
Mức độ sẵn sàng cho sản xuất của thiết bị,
Thời gian nhận được phụ tùng thay thế,
Mức độ sẵn sàng của các dụng cụ bảo dưỡng chuyên dụng,
Mức độ sẵn sàng của nguồn nhân lực bảo dưỡng…,

3. Xác định tần suất kiểm tra và các hoạt động Bảo dưỡng Phòng ngừa khác nhờ vào biểu đồ histogram, được xây dựng dựa trên phân tích những lần can thiệp bảo dưỡng trước.
4. Xác định các loại dụng cụ bảo dưỡng thích hợp và cần thiết cho công tác Bảo dưỡng Phòng ngừa.
2. Các mục tiêu của bảo dưỡng phòng ngừa 

Công ty nào cũng có mong muốn
“SẢN XUẤT RA SẢN PHẨM TỐT NHẤT VỚI MỨC GIÁ TỐI ƯU”

Bảo dưỡng và cụ thể hơn là Bảo dưỡng Phòng ngừa cần phải gắn liền với mục tiêu này. Để đạt được điều này, Bảo dưỡng Phòng ngừa phải tự đặt ra cho mình các mục tiêu sau:

1. Tăng tính tin cậy cho thiết bị,
2. Giảm số lần can thiệp bảo dưỡng do xảy ra các sự cố hỏng không lường trước,
3. Kéo dài tuổi thọ của thiết bị,
4. Nâng cao chất lượng sản phẩm,
5. Đảm bảo lịch và kế hoạch làm việc,
6. Giảm tần suất can thiệp bảo dưỡng,
7. Nâng cao tính an toàn cho người và thiết bị,
8. Cải thiện điều kiện làm việc và cả quan hệ làm việc (giữa bộ phận sản xuất và bảo dưỡng) trong công ty.

3. Kế hoạch bảo dưỡng phòng ngừa

Việc triển khai kế hoạch Bảo dưỡng Phòng ngừa đòi hỏi:
1. Kiến thức về cấu tạo và chức năng của thiết bị,
2. Nhận thức về các điều kiện hoạt động tối ưu của thiết bị,

3. Nắm được các thông  số sử dụng thiết bị kết hợp với bộ phận sản xuất (thời gian sản xuất, số giờ sản xuất tích lũy theo số sản phẩm làm ra, thời gian dành cho can thiệp bảo dưỡng tùy theo mức độ xuống cấp của thiết bị, các đơn  vị sản xuất,…)

Bảo dưỡng Phòng ngừa không thể áp dụng cho tất cả các thiết bị máy móc trong công ty. Vì vậy cần có lựa chọn khôn ngoan và hợp lý. Việc lựa chọn thiết bị cần áp dụng Bảo dưỡng Phòng ngừa cần dựa vào các tiêu chí kỹ thuật sau:

1. Phân tích các số liệu bảo dưỡng thu thập được.
2. Phân tích tầm quan trọng của thiết bị.
 Thiết bị nào khi hỏng sẽ làm toàn bộ quá trình sản xuất bị gián đoạn.
 Thiết bị nào khi hỏng sẽ làm giảm sản lượng hay làm giảm chất lượng sản phẩm.
Thiết bị nào khi hỏng sẽ làm tăng chi phí bảo dưỡng.
Thiết bị nào không cần đến Bảo dưỡng Phòng ngừa.
Sự phân tích định tính về thiết bị.

4. Sơ đồ lô-gic bảo dưỡng phòng ngừa
Sơ đồ bao gồm:

1. Việc phân chia theo cấu trúc và chức năng như đã nêu trong các chương trước. Phân tích chức năng xác định ra thiết bị hoặc bộ phận cần áp dụng Bảo dưỡng Phòng ngừa. Còn phân tích theo cấu trúc là để lập danh sách các phụ tùng thay thế cần dự trữ trong kho.

2.Bản kế hoạch Bảo dưỡng Phòng ngừa nêu chi tiết tất cả các hoạt động cần thực hiện trên mọi bộ phận của các thiết bị cần đến Bảo dưỡng Phòng ngừa.

3. Bản Kế hoạch Bảo dưỡng dựa trên tình trạng nêu tên mọi thiết bị cần áp dụng loại bảo dưỡng này cũng như các thông số, chỉ số cần đo đạc, ghi chép và theo dõi.

4. Các đợt kiểm tra có tần suất kiểm tra thấp hơn kế hoạch (ví dụ 1 tuần/lần, 1 tháng/lần). Tần suất này tại mỗi công ty và với mỗi thiết bị là khác nhau. Các đợt kiểm tra này có thể nằm trong lệnh bảo dưỡng thường xuyên và có biểu mẫu hành chính riêng. Làm như vậy sẽ giảm tải cho công tác quản lý hành chính bảo dưỡng và giảm tiêu thụ giấy.

5. Các đợt kiểm tra có tần suất cao hơn kế hoạch: Kiểm tra lại quy định về thời gian giữa các lần kiểm tra.

6. Các lần dừng sản xuất theo kế hoạch hoặc không theo kế hoạch cho phép thực hiện công việc bảo dưỡng

So đo bao dưong phong ngua

5. Các phiếu bảo dưỡng phòng ngừa

6. Phiếu quy trình và mô tả chi tiết kỹ thuật

7. Các hoạt động bảo dưỡng phòng ngừa định trước

Do tính chất được lên kế hoạch trước, các dữ liệu này hoàn thành hồ sơ thiết bị dễ dàng nhất. Vì thế các thông tin thu thập được có thể trực tiếp cho vào tài liệu mô tả hoạt động Bảo dưỡng hoặc vào một trang trong phần phụ lục. Tài liệu được sử dụng sẽ dùng một mẫu phù hợp thuận tiện cho các kỹ thuật viên hoàn thành  theo các tiêu chí đặt ra để sàng lọc các thông  tin. Một người không có nền tảng kỹ thuật cũng phải có khả năng kiểm tra dữ liệu (ví dụ: nhân viên thủ tục hành chính).
Thuật ngữ “Bảo dưỡng Định trước” được hiểu là:
1. Kiểm tra.
2. Bôi trơn.
3. Điều chỉnh.
4. Bảo dưỡng xác định trước
7.1. Kiểm tra

Các cuộc kiểm tra thường bị giới hạn bởi các giá trị ghi nhận được của các thông số lựa chọn. Tuy nhiên các cuộc kiểm tra này có thể được hợp lý hóa bằng cách tìm hiều một vòng cho phép chuyển một cách tự nhiên từ một chi tiết của thiết bị sang chi tiết khác. Vòng kiểm tra được phản ảnh trong phiếu kiểm tra mà trên đó liệt kê đúng thứ tự mà các thiết bị được kiểm tra và các thông  số cần xem xét. Nếu các dữ liệu được thu thập vào cơ sở dữ liệu thì các chức năng xuất hiện trên cửa sổ phải được hiển thị theo đúng trình tự như trên phiếu.

Ví dụ về phiếu kiểm tra cho thấy thông tin có thể được thu thập. Vòng kiểm tra có thể được tối ưu hóa nếu kỹ thuật viên thực hiện các hoạt động bảo dưỡng nhỏ trong quá trình kiểm tra (kiểm tra trạng thái hoạt động  đúng  của hệ thống  thoát  nước hoặc hơi nươc, đọc đồng  hồ năng  lượng, thay màng  lọc, v.v...).

7.2. Bôi trơn

Công việc bôi trơn là công việc trong kế hoạch mang tính hệ thống được lên lịch sẵn từ trước. Công việc này không nên quản lý theo từng thiết bị mà cần phải được quản lý bằng một nhóm thiết bị giống nhau về tần xuất bôi trơn và yêu cầu về khoảng giới hạn chất bôi trơn.

Trong vòng kiểm tra, việc bôi trơn có thể được tổ chức theo tỷ lệ của chu kỳ cho trước. Phiếu bôi trơn có thể có các nhận xét như trạng thái của gioăng phớt, các vết dầu hoặc mỡ, ghi chép trạng thái nhiệt độ, v.v...

Hồ sơ sản xuất thường có những hướng dẫn chính xác có thể giúp xây dựng kế hoạch bôi trơn. Ta nên lập hồ sơ các vòng bôi trơn theo tần xuất (theo tuần, tháng...)

7.3. Phiếu bôi trơn theo vòng

7.4. Điều chỉnh

Thuật ngữ “điều chỉnh” không ám chỉ các hướng dẫn hoạt động và các điều chỉnh do người vận hành quản lý. Thuật ngữ này muốn ám chỉ các điều chỉnh “Bảo dưỡng” chẳng hạn như:

1.Luồng chảy hoặc áp suất chất lỏng (hơi nước, nước, thủy lực, v.v...)
2.Nhiệt độ của một vòng hơi nước,
3.Tốc độ lọc của trạm làm sạch,...

Nhằm mục đích kiểm tra và bôi trơn, các cuộc kiểm tra được tổ chức theo vòng và kho thiết bị đưa ra các điều chỉnh các thiết bị có bản chất và tần suất tương tự.

Các phiếu theo dõi điều chỉnh nêu rõ các thiết bị cùng bằng các thông số điều chỉnh và dung sai theo quy định. Nếu có thể được, chúng phải bao gồm các giá trị quan sát được trước và sau khi điều chỉnh. Nếu không làm được điều này, kỹ thuật viên cần phải tiến hành đánh giá. Đánh giá này căn cứ vào bảng tham khảo giống như khi thực hiện các công việc can thiệp khác. Vì những công việc này là phục vụ cho mục đích kiểm tra và bôi trơn nên việc đánh dấu thiết bị cần phải được thực hiện theo định kỳ. Số liệu dưới đây đưa ra hai ví dụ về phiếu điều chỉnh dùng cho khu vực 1 trong nhà máy nhỏ.

Phiếu điều chỉnh
Việc điều chỉnh áp suất không khí được thực hiện như sau:
1. Rút đai hãm
2. Kéo con lăn có răng khía để tháo
3. Chỉnh áp suất theo mong muốn và đợi đến khi áp suất đã được ổn định:
Nới ốc để tăng áp suất,
Siết ốc để giảm áp suất.
4. Đẩy con lăn răng cưa để khóa hãm

5. Lắp đai hãm để chốt khóa bộ phận.

Điều chỉnh
Chỉnh áp suất sử dụng
Kiểm soát đầu ra được thực hiện bằng cách siết chặt hoặc nới lỏng tiếp xúc điều chỉnh đặt ở bề mặt.
Chỉnh chuẩn: 1giọt cho mỗi bộ phận. 
Thiết bị điều chỉnh Thiết bị điều chỉnh
Đổ chất bôi trơn

8. Bảo dưỡng xác định trước
Việc kiểm tra, bôi trơn và điều chỉnh, không bỏ qua các bộ phận quan trọng, đưa ra lượng thông tin ít hơn yêu cầu của các hoạt động Bảo dưỡng xác định trước. Do đó các công việc này được quản lý theo kho thiết bị.
Quy mô của Bảo dưỡng Xác định trước là một vấn đề hoàn toàn khác. Hồ sơ kết quả thu được cũng đủ nhiều để lập một hồ sơ riêng về nó.

Các hướng dẫn của Bảo dưỡng xác định trước đã được xác định, ví dụ như, các thiết bị tiêu hao đã sử dụng, các bộ phận được thay thế thực tế, các lần can thiệp cũng như thông tin khác cần thiết phục vụ cho việc tiến hành can thiệp một cách suôn sẻ.
Hồ sơ lưu trữ không cần phải là bản sao được xác nhận của hồ sơ Bảo dưỡng xác định trước. Số liệu liên quan với phần trước cần phải được trích ra từ phần sau. Nếu cần thêm thông tin, thì có thể tham chiếu tới phiếu Bảo dưỡng xác định trước. Điều này cũng áp dụng tương tự cho công tác kiểm tra, bôi trơn, và các vòng điều chỉnh. Số liệu sau đây là một ví dụ về phiếu ghi chép Bảo dưỡng xác định trước.


Trần Đình Huy

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hồ sơ kĩ thuật gồm những gì ?

CẤU TRÚC HỒ SƠ KỸ THUẬT CẤU TRÚC HỒ SƠ KỸ THUẬT 1. Hiểu khái niệm “thiết bị” Trong tài liệu này, thuật  ngữ “thiết bị” đề cập tới một tổng thể kỹ thuật  có một chức năng nào đó và thường có kết cấu phức tạp, tức là được thiết kế và sản xuất để thực hiện một nhiệm vụ (một hoạt động hoặc chức năng) xác định. Ví dụ: một thiết bị nghiền, một máy ép, một thiết bị sơn hoặc lò xử lý bề mặt, bơm, cầu trục, v.v... 2. Hiểu khái niệm “hồ sơ kỹ thuật” và “hồ sơ thiết bị” Khái niệm “hồ sơ thiết bị” hoặc “hồ sơ kỹ thuật” của thiết bị đôi khi chứa đựng nhiều thực tế khác nhau tuỳ theo tác giả. Trong quan điểm của chúng tôi, “hồ sơ kỹ thuật” thường  coi như một hồ sơ “trước sử dụng” (nghĩa là trước khi thời gian sử dụng của thiết bị bắt đầu). Vì thế, đối với chúng tôi “hồ sơ thiết bị” là hồ sơ “quá trình sử dụng”. Hồ sơ này sẽ do bộ phận bảo dưỡng sử dụng. Trong đó sẽ có bao gồm hồ sơ “trước sử dụng” để từ đó thêm dần các văn bản do quá trình sử dụng thiết bị tạo ra. I. NGUỒN  GỐC VÀ MỤC TIÊU CỦA

Các Nguyên Nhân Gây Hư Hỏng Máy Biến Áp Và Biện Pháp Khắc Phục

Máy biến áp là một thiết bị quan trọng trong hệ thống điện, đảm bảo việc truyền tải và phân phối điện năng hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, máy biến áp có thể gặp phải nhiều sự cố dẫn đến hư hỏng. Bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết các nguyên nhân phổ biến gây hư hỏng máy biến áp và biện pháp khắc phục hiệu quả. Các Nguyên Nhân Gây Hư Hỏng Máy Biến Áp Quá tải Máy biến áp được thiết kế để hoạt động ở một công suất nhất định. Khi tải điện vượt quá giới hạn này, máy biến áp sẽ nóng lên quá mức, dẫn đến hư hỏng cách điện và giảm tuổi thọ của thiết bị. Biện pháp khắc phục: Thường xuyên kiểm tra và theo dõi tải điện. Sử dụng thiết bị bảo vệ quá tải để ngắt điện khi phát hiện quá tải. Sự cố cách điện Các lớp cách điện trong máy biến áp có thể bị hỏng do điều kiện môi trường như độ ẩm, bụi bẩn, hay hóa chất. Khi lớp cách điện bị suy giảm, nguy cơ ngắn mạch và hư hỏng máy biến áp tăng lên. Biện pháp khắc phục: Định kỳ kiểm tra và vệ sinh máy biến áp để loại bỏ bụi bẩn và độ ẩm. T

Sơ đồ lưới điện Việt Nam

Sơ đồ lưới điện Việt Nam:  mô tả các đường dây truyền tải trên toàn bộ lãn thổ Việt Nam. Cùng với đó là sơ đồ các trạm, nhà máy phát điện... >> Tải file cad sơ đồ hệ thống điện việt nam tại đây Do kích thước quá khổ nên nó hiển thị không được chuẩn. Bạn bấm vào ảnh để xem bản đồ hệ thống điện việt nam ở chế độ lớn hơn. 01 bản đồ lưới điện Việt Nam 2006-2025 ( phân bổ theo địa lý mạng lưới đường dây, trạm.. 02 bản đồ phân bổ hệ thống điện bao gồm phân bổ nhà máy điện (ảnh lớn chia làm hai nửa) Nguồn: icon.com.vn