3. BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA (BẢO DƯỠNG HỎNG MÁY)
>> Dịch vụ sửa chữa máy nén khí Á Châu
GIỚI THIỆU
Bản chất Bảo dưỡng sửa chữa là bị động. Nhưng nó có thể là một lựa chọn trong một số trường hợp. Chúng tôi cố gắng giới thiệu các phương pháp tối đa hóa tính chủ động khi chọn phương pháp này. Các phương pháp quản lý bảo dưỡng mới chủ yếu nhằm kiểm soát và giảm thiểu mức độ bảo dưỡng Sửa chữa. Để làm được việc này, việc lập hồ sơ bảo dưỡng thiết bị là rất quan trọng. Trong mọi loại hình bảo dưỡng, thông tin chính là tài sản quý nhất mà các bộ phận bảo dưỡng của công ty sở hữu, là chìa khóa để đi đến sự tối ưu hóa sử dụng thiết bị trong công ty.
Không giống với các loại hình bảo dưỡng khác, Bảo dưỡng Sửa chữa luôn là các yêu cầu khẩn cấp, đòi hỏi thời hạn hoàn thành sớm và thiếu nhiều thông tin cần thiết để bắt tay vào công việc sửa chữa. Do vậy, các nguồn lực về vật chất và con người cần cho can thiệp sửa chữa khó có thể xác định chính xác ngay từ đầu. Việc thực hiện phân tích ban đầu là hữu ích. Nhân viên vận hành thiết bị nên là người làm công việc này vì họ là người rõ nhất về đặc tính kỹ thuật của thiết bị cũng như tình trạng của nó trước khi hỏng. Các ý kiến và kết quả phân tích của người vận hành được chuyển cho kỹ thuật viên bảo dưỡng, nhờ đó kỹ thuật viên sẽ xác định loại dụng cụ và tài liệu bảo dưỡng cần thiết. Công việc tiếp theo là chẩn đoán tại chỗ. Có hai tình huống có thể xảy ra :
1. Nếu hư hỏng được đánh giá là “nhỏ”. Kỹ thuật viên tự xử lý tình huống bằng các dụng cụ, phụ tùng và vật tư sẵn có. Sau đó anh ta cần viết một báo cáo can thiệp sửa chữa (hay còn gọi là báo cáo can thiệp), báo cáo này sẽ được lưu trong hồ sơ “các can thiệp đã thực hiện”. Các báo cáo này sẽ là thông tin được bổ sung vào hồ sơ Bảo dưỡng Sửa chữa.
2. Nếu chẩn đoán phát hiện ra nguyên nhân cần đến những nguồn lực con người và kỹ thuật lớn: Kỹ thuật viên phải viết và đệ trình các yêu cầu về nguồn lực cần thiết, đồng thời nghiên cứu thiết lập các quy trình sửa chữa phục hồi hay khắc phục tạm thời. Kỹ thuật viên phải đưa ra bản “Yêu cầu Sửa chữa Tạm thời” với những thông tin cụ thể về:
Nguồn nhân lực
Phương tiện kỹ thuật.
Thời gian (thời lượng) cần cho can thiệp.
Thời gian hoàn thành, v.v...
Các thông tin này phải được đánh giá lại trước khi tiến hành can thiệp bảo dưỡng và sẽ được điều chỉnh cho đúng thực tế trong báo cáo can thiệp gọi là “báo cáo đánh giá hoàn tất” (có nghĩa là báo cáo về các công việc can thiệp bảo dưỡng đã hoàn tất). Bản “báo cáo đánh giá hoàn tất” này sẽ kết hợp:
1. Các quy trình tháo và lắp thiết bị.
2. Các quy trình đảm bảo an toàn.
3. Tốc ký ghi lại các sửa chữa tạm thời, v.v...
Bản “Yêu cầu Sửa chữa tạm thời” có thể được xem như một tài liệu hướng dẫn. Khi kết thúc việc can thiệp, người tiến hành can thiệp sẽ hoàn thành và chỉnh sửa báo cáo này thành “ Báo cáo đánh giá hoàn tất”. Tùy theo quy mô của công ty và mức độ phức tạp của hệ thống thiết bị mà các báo cáo này có thể có mức độ chi tiết khác nhau. Điều quan trọng là công ty phải giải quyết được hai yêu cầu trái ngược:
tối thiểu hóa lượng ghi chép tại hiện trường và tối đa hóa tính chính xác, chi tiết của các thông tin báo cáo. Thường thì hai bản báo cáo này được lập theo mẫu (phiếu) trong cùng một tờ giấy A4 hay A5 để nhân viên kỹ thuật và người vận hành (hoặc những người liên quan khác, tùy theo các tổ chức của từng nơi) có thể ghi chép tại chỗ thuận tiện.
Nếu sự đánh giá của người vận hành được lập bằng văn bản chính thức riêng biệt, văn bản đó sẽ phải được đưa vào cùng với báo cáo đánh giá hoàn tất của kỹ thuật viên và lưu vào hồ sơ Bảo dưỡng Sửa chữa.
Như đã đề cập, hiệu quả của việc khai thác thiết bị phụ thuộc vào khả năng kiểm soát và giảm thiểu các sự cố hỏng, dừng máy, nói cách khác là kiểm soát và giảm thiểu Bảo dưỡng Sửa chữa. Để đạt được mục tiêu này, nếu chỉ có các hồ sơ báo cáo can thiệp không thôi thì chưa đủ. Nhất thiết phải tiến hành phân tích hỏng hóc và ghi chép lại các hiện tượng, nguyên nhân hỏng vào một bản ghi chép tại hiện trường. Thông tin được ghi lại phải có cả giải pháp đề xuất nhằm ngăn chặn hư hỏng tái diễn và để xác định:
>> Dịch vụ sửa chữa máy nén khí Á Châu
GIỚI THIỆU
Bản chất Bảo dưỡng sửa chữa là bị động. Nhưng nó có thể là một lựa chọn trong một số trường hợp. Chúng tôi cố gắng giới thiệu các phương pháp tối đa hóa tính chủ động khi chọn phương pháp này. Các phương pháp quản lý bảo dưỡng mới chủ yếu nhằm kiểm soát và giảm thiểu mức độ bảo dưỡng Sửa chữa. Để làm được việc này, việc lập hồ sơ bảo dưỡng thiết bị là rất quan trọng. Trong mọi loại hình bảo dưỡng, thông tin chính là tài sản quý nhất mà các bộ phận bảo dưỡng của công ty sở hữu, là chìa khóa để đi đến sự tối ưu hóa sử dụng thiết bị trong công ty.
Không giống với các loại hình bảo dưỡng khác, Bảo dưỡng Sửa chữa luôn là các yêu cầu khẩn cấp, đòi hỏi thời hạn hoàn thành sớm và thiếu nhiều thông tin cần thiết để bắt tay vào công việc sửa chữa. Do vậy, các nguồn lực về vật chất và con người cần cho can thiệp sửa chữa khó có thể xác định chính xác ngay từ đầu. Việc thực hiện phân tích ban đầu là hữu ích. Nhân viên vận hành thiết bị nên là người làm công việc này vì họ là người rõ nhất về đặc tính kỹ thuật của thiết bị cũng như tình trạng của nó trước khi hỏng. Các ý kiến và kết quả phân tích của người vận hành được chuyển cho kỹ thuật viên bảo dưỡng, nhờ đó kỹ thuật viên sẽ xác định loại dụng cụ và tài liệu bảo dưỡng cần thiết. Công việc tiếp theo là chẩn đoán tại chỗ. Có hai tình huống có thể xảy ra :
1. Nếu hư hỏng được đánh giá là “nhỏ”. Kỹ thuật viên tự xử lý tình huống bằng các dụng cụ, phụ tùng và vật tư sẵn có. Sau đó anh ta cần viết một báo cáo can thiệp sửa chữa (hay còn gọi là báo cáo can thiệp), báo cáo này sẽ được lưu trong hồ sơ “các can thiệp đã thực hiện”. Các báo cáo này sẽ là thông tin được bổ sung vào hồ sơ Bảo dưỡng Sửa chữa.
2. Nếu chẩn đoán phát hiện ra nguyên nhân cần đến những nguồn lực con người và kỹ thuật lớn: Kỹ thuật viên phải viết và đệ trình các yêu cầu về nguồn lực cần thiết, đồng thời nghiên cứu thiết lập các quy trình sửa chữa phục hồi hay khắc phục tạm thời. Kỹ thuật viên phải đưa ra bản “Yêu cầu Sửa chữa Tạm thời” với những thông tin cụ thể về:
Nguồn nhân lực
Phương tiện kỹ thuật.
Thời gian (thời lượng) cần cho can thiệp.
Thời gian hoàn thành, v.v...
Các thông tin này phải được đánh giá lại trước khi tiến hành can thiệp bảo dưỡng và sẽ được điều chỉnh cho đúng thực tế trong báo cáo can thiệp gọi là “báo cáo đánh giá hoàn tất” (có nghĩa là báo cáo về các công việc can thiệp bảo dưỡng đã hoàn tất). Bản “báo cáo đánh giá hoàn tất” này sẽ kết hợp:
1. Các quy trình tháo và lắp thiết bị.
2. Các quy trình đảm bảo an toàn.
3. Tốc ký ghi lại các sửa chữa tạm thời, v.v...
Bản “Yêu cầu Sửa chữa tạm thời” có thể được xem như một tài liệu hướng dẫn. Khi kết thúc việc can thiệp, người tiến hành can thiệp sẽ hoàn thành và chỉnh sửa báo cáo này thành “ Báo cáo đánh giá hoàn tất”. Tùy theo quy mô của công ty và mức độ phức tạp của hệ thống thiết bị mà các báo cáo này có thể có mức độ chi tiết khác nhau. Điều quan trọng là công ty phải giải quyết được hai yêu cầu trái ngược:
tối thiểu hóa lượng ghi chép tại hiện trường và tối đa hóa tính chính xác, chi tiết của các thông tin báo cáo. Thường thì hai bản báo cáo này được lập theo mẫu (phiếu) trong cùng một tờ giấy A4 hay A5 để nhân viên kỹ thuật và người vận hành (hoặc những người liên quan khác, tùy theo các tổ chức của từng nơi) có thể ghi chép tại chỗ thuận tiện.
Nếu sự đánh giá của người vận hành được lập bằng văn bản chính thức riêng biệt, văn bản đó sẽ phải được đưa vào cùng với báo cáo đánh giá hoàn tất của kỹ thuật viên và lưu vào hồ sơ Bảo dưỡng Sửa chữa.
Như đã đề cập, hiệu quả của việc khai thác thiết bị phụ thuộc vào khả năng kiểm soát và giảm thiểu các sự cố hỏng, dừng máy, nói cách khác là kiểm soát và giảm thiểu Bảo dưỡng Sửa chữa. Để đạt được mục tiêu này, nếu chỉ có các hồ sơ báo cáo can thiệp không thôi thì chưa đủ. Nhất thiết phải tiến hành phân tích hỏng hóc và ghi chép lại các hiện tượng, nguyên nhân hỏng vào một bản ghi chép tại hiện trường. Thông tin được ghi lại phải có cả giải pháp đề xuất nhằm ngăn chặn hư hỏng tái diễn và để xác định: