Chuyển đến nội dung chính

Hiệu suất thổng thể G.E.R trong bảo dưỡng

HIỆU SUẤT TỔNG THỂ (G.E.R.)
1. Phân tích thời gian
Đo lường G.E.R. được sử dụng cho việc tính toán hiệu suất lắp đặt và sử dụng máy móc.  G.E.R. thu được bằng việc phân tích thời gian theo hình vẽ dưới đây.
HIỆU SUẤT = E1 * E2 * E3
Hiệu suất tổng thể thu được từ ba yếu tố:
1.Tổng thời gian hoạt động.
2.Thời gian hoạt động thực.
3.Thời gian hoạt động hiệu quả (thời gian hữu ích).

A. Ví dụ
Một xe buýt muốn tới một khu du lịch ở Tây Ban Nha. Chuyến đi mất 20 giờ, bao gồm:
1.các sự cố 1 h 5%
2.đổ nước làm mát 0.5 h 2.5%
3.đi chậm 2 h 10%
4.tắc đường 2 h 10%
5.chuyển số không hợp lý 1 h 5%
6.đi sai đường 2 h 10%

Như vậy có thể nói hiệu suất là 100% - 42,5% = 57,5%
Tính toán này ngụ ý xác định chính xác thời gian tổn thất. Chúng có thể được phân loại như sau:
1.Những lần dừng theo đúng lịch trình,
2.Những lần dừng không theo lịch trình.

Việc đo lường các thông số này đòi hỏi sự thống nhất của tất cả những người tham gia và phản ánh đặc thù riêng của công ty. Một buổi tập huấn đôi khi là cần thiết nhằm đảm bảo rằng những nhân viên có nhiệm vụ đo lường sẽ tiến hành công việc một cách nhất quán và liên tục.

HIỆU SUẤT TỔNG  THỂ LÀ MỘT  CHỈ BÁO  KỸ THUẬT VỀ KHẢ NĂNG  LÀM VIỆC.  CHỨC  NĂNG  CỦA  NÓ LÀ NHẰM CHO THẤY BẤT CỨ SỰ THIẾU NHẤT QUÁN NÀO. NHỜ ĐÓ CHO PHÉP PHÂN LOẠI VÀ PHÂN  CẤP CÁC TỔN THẤT VÀ THEO DÕI TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN. NÓ PHẢI ĐƯỢC ĐƯA VÀO TRONG SƠ ĐỒ QUẢN LÝ CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG.  KHI LẦN ĐẦU TIÊN G.E.R. ĐƯỢC TÍNH TOÁN, NÓ ĐÃ GÂY RA SỰ NGẠC NHIÊN VÀ ĐÔI KHI GÂY RA CẢM GIÁC THIẾU TIN TƯỞNG TRONG MỘT BỘ PHẬN NHỮNG NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG.  KINH NGHIỆM ĐÃ CHO THẤY NÓ THƯỜNG  NẰM TRONG KHOẢNG TỪ 40% ĐẾN 60%.

2. Đo lường G.E.R. 

Nhằm tính toán tổng thời gian làm việc, chúng ta phải cân nhắc:
1.Thời gian sử dụng thiết bị sản xuất,
2.Thời gian ngừng hoạt động do:
Các sự cố.
Thay đổi sản phẩm.
Nhằm tính toán hiệu suất chúng ta phải xét đến:
1.Thời gian hoạt động thực,
2.Thời gian sản xuất thực của một đơn vị thiết bị.
3.Sản lượng đạt được.

Nhằm tính toán tỉ lệ đạt chất lượng chúng ta phải xem xét:

3. Phương pháp luận
Xác định thời gian
Cần phải xác định các tổn thất sản lượng chính của các thiết bị sản xuất. Sáu loại tổn thất thời gian được đưa ra và phân loại dưới đây.

1.Tổn thất thời gian do các sự cố:  điều này có thể được kiểm soát bởi công tác bảo dưỡng hiệu quả và sự tham gia của bộ phận sản xuất.

2.Thời gian cần cho thay đổi sản phẩm, khi đó cần thời gian để điều chỉnh lại thiết bị cũng như thay thế các dụng cụ máy móc: điều này có thể được kiểm soát bởi khâu tổ chức sản xuất tốt hơn và chính sách cải tiến thiết bị máy móc sản xuất.

3.Tổn thất thời gian do những lần ngừng máy ngắn:
Vệ sinh thiết bị,
Cung cấp phụ gia và các nguyên liệu phụ, …

4.Tổn thất thời gian do chủ ý làm chậm lại:
Sản xuất các sản phẩm đặc biệt,
Sự xuống cấp của một bộ phận máy móc, …

5.Tổn thất thời gian do lỗi chất lượng. Đây là kết quả từ việc điều chỉnh thiết bị, các qui trình liên quan đến kiểm soát chất lượng hoặc điều khiển thiết bị.


6.Tổn thất thời gian khi khởi động.  Trong giai đoạn này dễ xuất hiện các sản phẩm không đạt yêu cầu

4. Tính toán ba mức độ hiệu suất
Mức độ sẵn sàng
1.Xác định tổng thời gian hoạt động.
2.Xác định tổng thời gian bật máy.
E1 = TỶ LỆ SẴN SÀNG = TỔNG THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG / TỔNG THỜI GIAN BẬT MÁY

Mức độ làm việc
1.Xác định thời gian làm việc thực.
2.Xác định tổng thời gian làm việc.
E2 = TỶ LỆ MỨC ĐỘ LÀM VIỆC =THỜI GIAN LÀM VIỆC THỰC   / TỔNG THỜI GIAN LÀM VIỆC
 Mức độ chất lượng
1.Xác định thời gian làm việc hữu ích.
2.Xác định thời gian bật máy.
E3 = TỶ LỆ CHẤT LƯỢNG =   THỜI GIAN LÀM VIỆC HŨU ÍCH / TỔNG THỜI GIAN BẬT MÁY 
Tính toán Công thức:  
ƞ = E1 * E2 * E3
ƞ = TxSS. * TxLV. * TxCL

ƞ =Thời gian hiệu ích/ Thời gian bật máy




Bài đăng phổ biến từ blog này

Hồ sơ kĩ thuật gồm những gì ?

CẤU TRÚC HỒ SƠ KỸ THUẬT CẤU TRÚC HỒ SƠ KỸ THUẬT 1. Hiểu khái niệm “thiết bị” Trong tài liệu này, thuật  ngữ “thiết bị” đề cập tới một tổng thể kỹ thuật  có một chức năng nào đó và thường có kết cấu phức tạp, tức là được thiết kế và sản xuất để thực hiện một nhiệm vụ (một hoạt động hoặc chức năng) xác định. Ví dụ: một thiết bị nghiền, một máy ép, một thiết bị sơn hoặc lò xử lý bề mặt, bơm, cầu trục, v.v... 2. Hiểu khái niệm “hồ sơ kỹ thuật” và “hồ sơ thiết bị” Khái niệm “hồ sơ thiết bị” hoặc “hồ sơ kỹ thuật” của thiết bị đôi khi chứa đựng nhiều thực tế khác nhau tuỳ theo tác giả. Trong quan điểm của chúng tôi, “hồ sơ kỹ thuật” thường  coi như một hồ sơ “trước sử dụng” (nghĩa là trước khi thời gian sử dụng của thiết bị bắt đầu). Vì thế, đối với chúng tôi “hồ sơ thiết bị” là hồ sơ “quá trình sử dụng”. Hồ sơ này sẽ do bộ phận bảo dưỡng sử dụng. Trong đó sẽ có bao gồm hồ sơ “trước sử dụng” để từ đó thêm dần các văn bản do quá trình sử dụng thiết bị tạo ra. I. NGUỒN  ...

Các Nguyên Nhân Gây Hư Hỏng Máy Biến Áp Và Biện Pháp Khắc Phục

Máy biến áp là một thiết bị quan trọng trong hệ thống điện, đảm bảo việc truyền tải và phân phối điện năng hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, máy biến áp có thể gặp phải nhiều sự cố dẫn đến hư hỏng. Bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết các nguyên nhân phổ biến gây hư hỏng máy biến áp và biện pháp khắc phục hiệu quả. Các Nguyên Nhân Gây Hư Hỏng Máy Biến Áp Quá tải Máy biến áp được thiết kế để hoạt động ở một công suất nhất định. Khi tải điện vượt quá giới hạn này, máy biến áp sẽ nóng lên quá mức, dẫn đến hư hỏng cách điện và giảm tuổi thọ của thiết bị. Biện pháp khắc phục: Thường xuyên kiểm tra và theo dõi tải điện. Sử dụng thiết bị bảo vệ quá tải để ngắt điện khi phát hiện quá tải. Sự cố cách điện Các lớp cách điện trong máy biến áp có thể bị hỏng do điều kiện môi trường như độ ẩm, bụi bẩn, hay hóa chất. Khi lớp cách điện bị suy giảm, nguy cơ ngắn mạch và hư hỏng máy biến áp tăng lên. Biện pháp khắc phục: Định kỳ kiểm tra và vệ sinh máy biến áp để loại bỏ bụi bẩn và độ ẩm. T...

Áp suất khí nén là gì ?Khí nén căn bản

Áp suất là gì? Công thức tính lực Áp suất (Pressure), ký hiệu bằng P là một đại lượng vật lý được định nghĩa là một lực trên một đơn vị diện tích tác động theo chiều vuông góc với bề mặt của diện tích tiếp xúc P = F / S. Áp suất được biết đến là lực trên một đơn vị diện tích được tác dụng theo chiều vuông góc với bề mặt của vật thể nhất định. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản áp suất chính là lực tác động vuông góc nên một bề mặt diện tích. Đơn vị áp suất (N/m2) Trong hệ đo SI đơn vị của áp suất tính bằng Newton / mét vuông (N/m2) nó được gọi là Pascal (Pa) mang tên nhà toán học & vâtj lý học Blaise Pasccal người Pháp thế kỉ XVII. Tuy nhiên trong ứng dụng thực tế cả dân dụng và công nghiệp đơn vị đo áp suất thông thường là bar, Mpa, kg/cm2 , những bội số của Pa vì giá trị của pa rất nhỏ chỉ tương đương áp suất của tờ tiền tác động nên mặt bàn. Xem chi tiết bài viết >> Đơn vị đo áp suất phổ biến bảng quy đổi Công thức tính áp suất Công thức tính áp suất chung: P = F / S với P...