1.4. Mô hình Bảo dưỡng đề xuất cho Việt Nam
Ngày nay, sản xuất công nghiệp thế giới đang đi theo xu hướng cá nhân hóa, linh hoạt, thời gian giao hàng ngắn và nhanh chóng đổi mới sản phẩm nhờ ứng dụng rộng rãi các thành tựu trong tự động hóa và công nghệ thông tin cho tất cả các khâu của quá trình sản xuất. Cũng vì vậy mà các dây chuyền sản xuất và thiết bị ngày càng phức tạp, với sự kết hợp những thành tựu của các lĩnh vực kỹ thuật khác nhau. Việc sử dụng một cách hiệu quả thiết bị sẽ quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, bảo dưỡng đã vượt ra khỏi quan niệm cổ điển là bảo trì, duy tu và sửa chữa máy móc để trở thành một trong những yếu tố quyết định hiệu quả đầu ra của sản xuất: từ năng suất, chất lượng, giá thành, thời gian giao hàng đến an toàn sản xuất và bảo vệ môi trường. Ở các nước công nghiệp phát triển, bảo dưỡng đã phát triển thành công công nghệ Bảo dưỡng hiệu năng Tổng thể TPM (Total Productive Maintenance) hoặc một hình thức tương tự áp dụng ở Cộng đồng Châu Âu là Terotechnol- ogy (Kỹ thuật Quản lý nhà máy Tổng thể) từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước. Đây chính là một trong những biện pháp hữu hiệu góp phần giúp các nước này vuợt qua hai cuộc khủng hoảng dầu lửa và cạnh tranh thành công trên thị trường quốc tế.
Trong thời kỳ hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam cần khẩn trương nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh để có thể đứng vững và thành công khi mà các biện pháp thuế quan bảo vệ sản xuất trong nước hoàn toàn bị dỡ bỏ, sau khi vào WTO. Để đạt được mục tiêu này, bên cạnh việc đầu tư nâng cấp, đổi mới thiết bị và công nghệ, việc sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực sẵn có mang tầm quan trọng sống còn. Hiện nay, ngành bảo dưỡng ở hầu hết các cơ sở trong nước đều khá lạc hậu và không được đánh giá đúng tầm quan trọng của nó nên hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị của chúng ta vẫn còn thấp. Do đó, một yêu cầu cấp thiết đặt ra để đạt được hiệu quả sử dụng trang thiết bị tối đa là nhanh chóng triển khai ứng dụng các công nghệ và kỹ thuật bảo dưỡng hiện đại trong các doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, phương pháp bảo dưỡng phổ biến vẫn là bảo dưỡng phòng ngừa theo thời gian (bảo dưỡng định kỳ). Một vài nhà máy hiện đại mới ứng dụng phương pháp bảo dưỡng theo tình trạng thiết bị. Hơn nữa, do trình độ phát triển công nghiệp còn thấp và không đồng đều, các trang bị máy móc có xuất xứ đa dạng, theo nhiều hệ tiêu chuẩn khác nhau đã gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý bảo dưỡng. Do vậy hiệu quả sử dụng thiết bị thấp, các hư hỏng đột ngột và tai nạn vẫn xảy ra. Điều này làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất nước ta. Để khắc phục tình trạng này, một yêu cầu đặt ra hết sức bức xúc hiện nay là nhanh chóng triển khai công nghệ bảo dưỡng tiên tiến PM (Bảo dưỡng Hiệu năng hay Bảo dưỡng dựa trên Hiệu quả) và tiến tới là TPM (Bảo dưỡng Hiệu quả Tổng thể hoặc Bảo dưỡng Hiệu năng Tổng thể) vào các ngành công nghiệp trong nước. Một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay là triển khai và ứng dụng TPM một cách thích hợp và hiệu quả ở Việt Nam, tránh tụt hậu quá xa về trình độ bảo dưỡng.
Không có một mô hình bảo dưỡng nào duy nhất đúng cho các doanh nghiệp. Việc lựa chọn mô hình bảo dưỡng phù hợp cho từng công ty phụ thuộc vào các yếu tố:
- Quy mô sản xuất
- Đặc thù ngành/ địa phương (ví dụ sản xuất quanh năm hay theo mùa, các kiểu hỏng thường gặp hay khí hậu đặc trưng)
- Sự sẵn có và chất lượng, trình độ của các dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa có thể thuê ngoài
- Năng lực làm chủ thiết bị của công ty
- Yêu cầu về chất lượng và thời gian giao hàng
- Chiến lược của công ty
Ngày nay, sản xuất công nghiệp thế giới đang đi theo xu hướng cá nhân hóa, linh hoạt, thời gian giao hàng ngắn và nhanh chóng đổi mới sản phẩm nhờ ứng dụng rộng rãi các thành tựu trong tự động hóa và công nghệ thông tin cho tất cả các khâu của quá trình sản xuất. Cũng vì vậy mà các dây chuyền sản xuất và thiết bị ngày càng phức tạp, với sự kết hợp những thành tựu của các lĩnh vực kỹ thuật khác nhau. Việc sử dụng một cách hiệu quả thiết bị sẽ quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, bảo dưỡng đã vượt ra khỏi quan niệm cổ điển là bảo trì, duy tu và sửa chữa máy móc để trở thành một trong những yếu tố quyết định hiệu quả đầu ra của sản xuất: từ năng suất, chất lượng, giá thành, thời gian giao hàng đến an toàn sản xuất và bảo vệ môi trường. Ở các nước công nghiệp phát triển, bảo dưỡng đã phát triển thành công công nghệ Bảo dưỡng hiệu năng Tổng thể TPM (Total Productive Maintenance) hoặc một hình thức tương tự áp dụng ở Cộng đồng Châu Âu là Terotechnol- ogy (Kỹ thuật Quản lý nhà máy Tổng thể) từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước. Đây chính là một trong những biện pháp hữu hiệu góp phần giúp các nước này vuợt qua hai cuộc khủng hoảng dầu lửa và cạnh tranh thành công trên thị trường quốc tế.
Trong thời kỳ hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam cần khẩn trương nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh để có thể đứng vững và thành công khi mà các biện pháp thuế quan bảo vệ sản xuất trong nước hoàn toàn bị dỡ bỏ, sau khi vào WTO. Để đạt được mục tiêu này, bên cạnh việc đầu tư nâng cấp, đổi mới thiết bị và công nghệ, việc sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực sẵn có mang tầm quan trọng sống còn. Hiện nay, ngành bảo dưỡng ở hầu hết các cơ sở trong nước đều khá lạc hậu và không được đánh giá đúng tầm quan trọng của nó nên hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị của chúng ta vẫn còn thấp. Do đó, một yêu cầu cấp thiết đặt ra để đạt được hiệu quả sử dụng trang thiết bị tối đa là nhanh chóng triển khai ứng dụng các công nghệ và kỹ thuật bảo dưỡng hiện đại trong các doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, phương pháp bảo dưỡng phổ biến vẫn là bảo dưỡng phòng ngừa theo thời gian (bảo dưỡng định kỳ). Một vài nhà máy hiện đại mới ứng dụng phương pháp bảo dưỡng theo tình trạng thiết bị. Hơn nữa, do trình độ phát triển công nghiệp còn thấp và không đồng đều, các trang bị máy móc có xuất xứ đa dạng, theo nhiều hệ tiêu chuẩn khác nhau đã gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý bảo dưỡng. Do vậy hiệu quả sử dụng thiết bị thấp, các hư hỏng đột ngột và tai nạn vẫn xảy ra. Điều này làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất nước ta. Để khắc phục tình trạng này, một yêu cầu đặt ra hết sức bức xúc hiện nay là nhanh chóng triển khai công nghệ bảo dưỡng tiên tiến PM (Bảo dưỡng Hiệu năng hay Bảo dưỡng dựa trên Hiệu quả) và tiến tới là TPM (Bảo dưỡng Hiệu quả Tổng thể hoặc Bảo dưỡng Hiệu năng Tổng thể) vào các ngành công nghiệp trong nước. Một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay là triển khai và ứng dụng TPM một cách thích hợp và hiệu quả ở Việt Nam, tránh tụt hậu quá xa về trình độ bảo dưỡng.
Không có một mô hình bảo dưỡng nào duy nhất đúng cho các doanh nghiệp. Việc lựa chọn mô hình bảo dưỡng phù hợp cho từng công ty phụ thuộc vào các yếu tố:
- Quy mô sản xuất
- Đặc thù ngành/ địa phương (ví dụ sản xuất quanh năm hay theo mùa, các kiểu hỏng thường gặp hay khí hậu đặc trưng)
- Sự sẵn có và chất lượng, trình độ của các dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa có thể thuê ngoài
- Năng lực làm chủ thiết bị của công ty
- Yêu cầu về chất lượng và thời gian giao hàng
- Chiến lược của công ty
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của chúng tôi, nếu một công ty sản xuất liên tục và có chi phí tổng thể liên quan đến bảo dưỡng lớn thì mô hình PM là khả thi cho hiện tại trong khi TPM là mục tiêu tất yếu cho tương lai.
Do vậy, tài liệu này đặc biệt tập trung vào diễn giải các kiến thức cơ sở để triển khai Bảo dưỡng Hiệu năng (PM) trong hiện tại và Bảo dưỡng Hiệu năng Tổng thể TPM trong tương lai cho doanh nghiệp. Với cách tiếp cận như vậy, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “Bảo dưỡng Công nghiệp Tiên tiến” trong tài liệu này để chỉ Bảo dưỡng Hiệu năng (PM), với tư cách là loại hình bảo dưỡng khả thi và là tiền đề cho TPM.