Chuyển đến nội dung chính

Sổ tay bảo dưỡng công nghiệp tiên tiến | Ebook free

 Thủy Khí Á Châu trân trọng giới thiệu tới cán bộ kĩ thuật, quản lý cấp cao doanh nghiệp quyển sách hữu ích "Sổ tay bảo dưỡng công nghiệp tiên tiến " cập nhập những mô hình sửa chữa bảo dưỡng hiện đại. Phân tích và hướng dẫn chi tiết các bước tiến hành. Quấn sách giúp quý vị tiết giảm chi phí nâng cao hiệu quả sản xuất. Sách nằm trong khuân khổ dự án “Xây dựng Năng lực và Trình diễn Kỹ thuật Bảo dưỡng Công nghiệp tiên tiến” do VNCPC ấn hành. Được bảo trợ kĩ thuật bởi tổ chức Le FOREM
nhà tài trợ (Délégation Wallonie-Bruxelles)
Ban biên tập:
Ths. Nguyễn Hồng Long - Chủ biên CN.
Lý Thị Thùy Dương PGS.TS Trần Văn Nhân
Ths. Nhữ Quý Thơ
KS. Lê Thu Hà

Sach huong dan bao duong cong nghiep

MỤC LỤC: (Click vào mục lục tương ứng để đọc bài viết chi tiết)


PHẦN 1. CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ BẢO DƯỠNG


 I. BẢO DƯỠNG CÔNG NGHIỆP TIÊN TIẾN LÀ GÌ?
      1.1. Định nghĩa Bảo dưỡng
      1.2. Bảo dưỡng Tiên tiến khác với Bảo dưỡng truyền thống  như thế nào?
      1.3. Các loại hình Bảo dưỡng Công nghiệp Tiên tiến trên thế giới
      1.4. Mô hình bảo dưỡng đề xuất cho Việt Nam

II. TẠI SAO CẦN ÁP DỤNG BẢO DƯỠNG CÔNG NGHIỆP TIÊN TIẾN?

     2.1. Các lợi ích của Bảo dưỡng Công nghiệp Tiên Tiến
     2.2. Các điều kiện đảm bảo sự khả thi áp dụng Bảo dưỡng Công nghiệp Tiên tiến ở Việt Nam
     2.3. Các điển hình áp dụng

III. BẮT ĐẦU NHƯ THẾ NÀO?

    3.1. Kiểm toán Bảo dưỡng – Bạn đang ở đâu?
    3.2. Triển khai hệ thống cơ sở hạ tầng cần thiết cho Bảo dưỡng Công nghiệp Tiên tiến
    3.3. Tích hợp bảo dưỡng công nghiệp tiên tiến vào hoạt động  quản lý hàng ngày của doanh nghiệp
    3.4. TPM và Kaizen


PHẦN 2. CÁC TÀI LIỆU CHUYÊN SÂU
3. Bảo dưỡng sửa chữa (bảo dưỡng hỏng máy)
5. Bảo dưỡng dựa trên tình trạng (tài liệu cho cán bộ quản lý bảo dưỡng)
6. Bảo dưỡng dựa trên tình trạng (tài liệu cho cán bộ kỹ thuật  bảo dưỡng)
15. Lý thuyết phân tích chức năng
16. Quản lý tài chính bảo dưỡng dựa trên tình trạng.
17. Tổ chức bảo dưỡng
18. Hệ thống Giám sát và chẩn đoán tình trạng thiết bị bằng kỹ thuật dao động máy
21. Lý thuyết TPM và hướng dẫn triển khai TPM
22. Quản lý thiết bị
23. Bảo dưỡng sản xuất và an toàn
24. Giám sát tình trạng thiết bị
25. Chú giải giao diện phần mềm kế toán bảo dưỡng
26. Kaizen


LỜI CẢM ƠN 

Trung tâm Sản xuất Sạch Việt Nam (VNCPC) xin chân thành cảm ơn Phái đoàn Wallonie- Bruxelles tại Việt Nam (Délégation Wallonie-Bruxelles) đã tài trợ cho dự án “ Xây dựng năng lực và Trình diễn Kỹ thuật Bảo dưỡng Công nghiệp Tiên tiến”, cũng như cho việc biên soạn và in ấn bộ tài liệu này. VNCPC cũng trân trọng bày tỏ sự cảm ơn đối với tổ chức Le FOREM đã hỗ trợ kỹ thuật cho dự án. Sự thành công, các kết quả và kinh nghiệm thu được trong suốt quá trình thực hiện dự án đã giúp VNCPC phát triển một công cụ mới trong gói dịch vụ “Sản xuất Sạch hơn Tiên tiến-CP+”, đó là tư vấn triển khai Bảo dưỡng Công nghiệp Tiên tiến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.

VNCPC cũng tri ân các nhà tư vấn và các cán bộ trong và ngoài nước, những người vẫn còn làm việc tại VNCPC hay đã chuyển công tác khác, về những nỗ lực to lớn trong việc xây dựng bộ tài liệu “Sổ tay Bảo dưỡng Công nghiệp Tiên tiến” qua nhiều phiên bản khác nhau để hình thành tài liệu chính thức:

Ông Nguyễn Hồng Long, chuyên gia Sản xuất Sạch hơn và Bảo dưỡng Công nghiệp của VNCPC, người đã tham gia thực hiện Dự án, đồng thời là tác giả viết và biên soạn phần lớn nội dung cuốn Sổ tay này.

Ông Bertrand Collignon, chuyên gia Sản xuất Sạch hơn và Bảo dưỡng Công nghiệp, người chịu trách nhiệm quản lý Dự án “Xây dựng năng lực và Trình diễn Kỹ thuật Bảo dưỡng Công nghiệp Tiên tiến”. Ông cũng là người có công lớn trong việc xúc tiến và xây dựng mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Phái đoàn Wallonie-Bruxelles với VNCPC.

PGS.TS.Trần Văn Nhân, giám đốc VNCPC, người đã tham gia xây dựng cấu trúc của Sổ tay.

Cô Lý Thị Thùy Dương, người đã biên soạn phần tài liệu chuyên sâu về Kaizen, cũng như bài trí và kiểm lỗi các bản thảo. Ông Phạm Sinh Thành, chuyên gia Sản xuất Sạch hơn đã tham gia vào Dự án triển khai tại Công ty Detech. Ông Nhữ Quý Thơ, chuyên gia cơ khí và tự động hóa, nghiên cứu sinh trường Đại học Công nghệ Delft Hà Lan, người đã cung cấp các ý kiến xây dựng cho Sổ tay và kiểm lỗi bản thảo cuối cùng. Bà Lê Thu Hà, chuyên gia Sản xuất Sạch hơn, người đã tham gia phản biện và kiểm lỗi các bản thảo của Sổ tay.

Chúng tôi cũng xin ghi nhận đóng góp to lớn của Viện Nghiên cứu Cơ khí (Narime) là đơn vị đã cung cấp các thông tin và tài liệu về một số kiến thức chuyên sâu cho Sổ tay, cũng như đã đào tạo tác giả của nó - ông Nguyễn Hồng Long các kiến thức ban đầu về Bảo dưỡng Công nghiệp. 



Do những hạn chế về nguồn lực, thời gian và chuyên môn nên cuốn Sổ tay này chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Nhưng VNCPC vẫn mạnh dạn giới thiệu tới độc giả với niềm tin rằng, với tư cách là một tài liệu thực hành chuyên sâu bằng tiếng Việt đầu tiên trong lĩnh vực bảo dưỡng, đây sẽ là nguồn tham khảo và hỗ trợ đắc lực cho các chuyên gia và nhất là các công ty vừa và nhỏ trong công tác bảo dưỡng công nghiệp. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp, phê bình và xây dựng để tiếp tục hoàn thiện hơn cuốn Sổ tay Bảo dưỡng Công nghiệp Tiên tiến này. 

Thay mặt VNCPC và Nhóm tác giả PGS.TS.Trần Văn Nhân

                        CÁCH SỬ DỤNG CUỐN SỔ TAY BẢO DƯỠNG

Cuốn “Sổ tay Bảo dưỡng Công nghiệp Tiên tiến” được viết để phục vụ các đối tượng:

1, Các nhà lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp (cấp cao):
2, Các cán bộ quản lý bảo dưỡng (cấp quản lý trung gian)
3, Các cán bộ kỹ thuật bảo dưỡng hoặc sản xuất- bảo dưỡng (cấp quản lý trung gian)


Đây là ba nhóm đối tượng quyết định đối với triển khai Bảo dưỡng Công nghiệp Tiên tiến tại các doanh nghiệp. Ngoài ra, các cán bộ giảng dạy, các nhà nghiên cứu, tư vấn và các nhà thiết kế thiết bị cũng có thể tham khảo các phần liên quan đến chuyên môn của mình. Trong 3 nhóm người đọc chính, nhu cầu kiến thức và các vấn đề cần giải quyết khác nhau đáng kể. Vì vậy chúng tôi cấu trúc cuốn Sổ tay theo hai lớp: (1) lớp cơ bản và nguyên lý; (2) lớp kiến thức chuyên sâu cung cấp cơ sở lý thuyết cho quản lý và kỹ thuật bảo dưỡng. Lớp kiến thức thứ nhất được trình bày trong phần I “Các kiến thức cơ bản về Bảo dưỡng”. Phần này dành cho tất cả các đối tượng. Đặc biệt với các nhà lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp thường không có nhiều thời gian và chỉ cần nắm các vấn đề bản chất và định hướng thì phần I đã đáp ứng được yêu cầu này. Tuy nhiên, các đối tượng còn lại cũng cần đọc kỹ và hiểu thấu đáo. Phần I gồm 26 trang, đóng vai trò hệ thống hóa kiến thức như một “bản đồ tư duy”, với các kết nối và chỉ dẫn tới các phần kiến thức chuyên sâu trong phần II. Nếu không đọc kỹ và hiểu phần này thì người đọc rất dễ bị ngợp trước số lượng kiến thức đồ sộ và cảm thấy bố cục cuốn sách là khó hiểu.

Lớp kiến thức thứ hai được trình bày trong phần II “Các tài liệu chuyên sâu”. Do lượng kiến thức cần thiết cho việc triển khai Bảo dưỡng Tiên tiến là rất bao quát và gắn kết với nhau nên khi đọc phần II phải hiểu rõ phần I và luôn duy trì được tầm nhìn bao quát toàn bộ bức tranh về bảo dưỡng. Không nên đọc tuần tự cuốn sách này từ đầu đến cuối vì làm như vậy là không đúng với logic cấu trúc và tư duy của nó.

Nếu quý vị có những đóng góp và chia sẻ để nâng cao chất lượng cuốn sách này, xin liên hệ với tác giả qua email: long.nh@vncpc.org hay nghglong@gmail.com




Bài đăng phổ biến từ blog này

Hồ sơ kĩ thuật gồm những gì ?

CẤU TRÚC HỒ SƠ KỸ THUẬT CẤU TRÚC HỒ SƠ KỸ THUẬT 1. Hiểu khái niệm “thiết bị” Trong tài liệu này, thuật  ngữ “thiết bị” đề cập tới một tổng thể kỹ thuật  có một chức năng nào đó và thường có kết cấu phức tạp, tức là được thiết kế và sản xuất để thực hiện một nhiệm vụ (một hoạt động hoặc chức năng) xác định. Ví dụ: một thiết bị nghiền, một máy ép, một thiết bị sơn hoặc lò xử lý bề mặt, bơm, cầu trục, v.v... 2. Hiểu khái niệm “hồ sơ kỹ thuật” và “hồ sơ thiết bị” Khái niệm “hồ sơ thiết bị” hoặc “hồ sơ kỹ thuật” của thiết bị đôi khi chứa đựng nhiều thực tế khác nhau tuỳ theo tác giả. Trong quan điểm của chúng tôi, “hồ sơ kỹ thuật” thường  coi như một hồ sơ “trước sử dụng” (nghĩa là trước khi thời gian sử dụng của thiết bị bắt đầu). Vì thế, đối với chúng tôi “hồ sơ thiết bị” là hồ sơ “quá trình sử dụng”. Hồ sơ này sẽ do bộ phận bảo dưỡng sử dụng. Trong đó sẽ có bao gồm hồ sơ “trước sử dụng” để từ đó thêm dần các văn bản do quá trình sử dụng thiết bị tạo ra. I. NGUỒN  ...

Các Nguyên Nhân Gây Hư Hỏng Máy Biến Áp Và Biện Pháp Khắc Phục

Máy biến áp là một thiết bị quan trọng trong hệ thống điện, đảm bảo việc truyền tải và phân phối điện năng hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, máy biến áp có thể gặp phải nhiều sự cố dẫn đến hư hỏng. Bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết các nguyên nhân phổ biến gây hư hỏng máy biến áp và biện pháp khắc phục hiệu quả. Các Nguyên Nhân Gây Hư Hỏng Máy Biến Áp Quá tải Máy biến áp được thiết kế để hoạt động ở một công suất nhất định. Khi tải điện vượt quá giới hạn này, máy biến áp sẽ nóng lên quá mức, dẫn đến hư hỏng cách điện và giảm tuổi thọ của thiết bị. Biện pháp khắc phục: Thường xuyên kiểm tra và theo dõi tải điện. Sử dụng thiết bị bảo vệ quá tải để ngắt điện khi phát hiện quá tải. Sự cố cách điện Các lớp cách điện trong máy biến áp có thể bị hỏng do điều kiện môi trường như độ ẩm, bụi bẩn, hay hóa chất. Khi lớp cách điện bị suy giảm, nguy cơ ngắn mạch và hư hỏng máy biến áp tăng lên. Biện pháp khắc phục: Định kỳ kiểm tra và vệ sinh máy biến áp để loại bỏ bụi bẩn và độ ẩm. T...

Áp suất khí nén là gì ?Khí nén căn bản

Áp suất là gì? Công thức tính lực Áp suất (Pressure), ký hiệu bằng P là một đại lượng vật lý được định nghĩa là một lực trên một đơn vị diện tích tác động theo chiều vuông góc với bề mặt của diện tích tiếp xúc P = F / S. Áp suất được biết đến là lực trên một đơn vị diện tích được tác dụng theo chiều vuông góc với bề mặt của vật thể nhất định. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản áp suất chính là lực tác động vuông góc nên một bề mặt diện tích. Đơn vị áp suất (N/m2) Trong hệ đo SI đơn vị của áp suất tính bằng Newton / mét vuông (N/m2) nó được gọi là Pascal (Pa) mang tên nhà toán học & vâtj lý học Blaise Pasccal người Pháp thế kỉ XVII. Tuy nhiên trong ứng dụng thực tế cả dân dụng và công nghiệp đơn vị đo áp suất thông thường là bar, Mpa, kg/cm2 , những bội số của Pa vì giá trị của pa rất nhỏ chỉ tương đương áp suất của tờ tiền tác động nên mặt bàn. Xem chi tiết bài viết >> Đơn vị đo áp suất phổ biến bảng quy đổi Công thức tính áp suất Công thức tính áp suất chung: P = F / S với P...