Chuyển đến nội dung chính

Triển khai TPM Ở công ty Giấy Bãi Bằng

19.VÍ DỤ ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI TPM Ở CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG

1. Tình hình và trình độ phát triển của bảo dưỡng ở Công ty Giấy Bãi Bằng
Công ty Giấy Bãi Bằng là cơ sở sản xuất bột giấy và giấy lớn và hiện đại nhất nước ta hiện nay. Công ty có một tổ hợp các dây chuyền thiết bị sản xuất hoàn chỉnh và đồng bộ từ các nguồn  cung cấp động lực và nguyên, nhiên liệu: xử lý và cấp mảnh gỗ, điện, hơi nước, khí nén, nước công nghệ, hoá chất các loại.. đến các dây chuyền sản xuất bột giấy, dây chuyền xeo giấy và hệ thống kho bãi, các loại phương tiện vận chuyển đường thủy, đường bộ và đường sắt... Do vậy, các loại máy móc thiết bị sử dụng trong Công ty rất đa dạng cả về chủng loại lẫn số lượng cũng như điều kiện làm việc. Với đặc thù đó, công tác bảo dưỡng ở Công ty Giấy Bãi Bằng rất phức tạp, khối lượng công việc rất nhiều từ khâu quản lý, lập kế hoạch bảo dưỡng đến sửa chữa, bảo dưỡng ngoài hiện trường.

Cho tới nay, phương pháp bảo dưỡng được áp dụng ở Công ty vẫn là Bảo dưỡng Phòng ngừa định kỳ (Time- based  preventive  maintenance). Hàng năm, theo kế hoạch bảo dưỡng, Công ty dừng toàn bộ dây chuyền sản xuất để tiến hành công tác bảo dưỡng: tháo rời các cụm máy để kiểm tra, thay thế dầu mỡ bôi trơn, làm vệ sinh máy, thay thế các chi tiết hỏng và các chi tiết đã đến kỳ hạn thay thế, phục hồi các chi tiết xuống cấp, hiệu chỉnh hoạt động của thiết bị sau khi sửa chữa, nâng cấp..  Cơ cấu tổ chức thực hiện công tác bảo dưỡng của công ty gồm có: một xưởng cơ khí làm công tác chế tạo các chi tiết thay thế hoặc phục hồi các chi tiết hỏng; các tổ, đội bảo dưỡng đi theo các khu vực sản xuất làm công tác xử lý sự cố, bảo trì, duy tu.... Tất cả các đơn vị bảo dưỡng của Công ty được biên chế vào Nhà máy Bảo dưỡng. Việc lên kế hoạch bảo dưỡng được dựa trên kế hoạch sản xuất, tình trạng xuống cấp của máy móc thiết bị, nhân lực, vật lực và tiến độ nhập hoặc chế tạo các chi tiết, thiết bị, phụ tùng thay thế.
Nói chung, so với các cơ sở sản xuất trong nước, trình độ phát triển của bảo dưỡng ở Công ty Giấy Bãi Bằng là khá hiện đại và hiệu quả, nhất là với số lượng và chủng loại công việc đa dạng như vậy. Tuy nhiên, trên thế giới phương pháp bảo dưỡng phòng ngừa định kỳ đã lạc hậu và còn nhiều nhược điểm:

Hạn chế chung của các phương pháp bảo dưỡng phòng ngừa là "Bảo dưỡng quá mức". Do vậy, tính kinh tế của phương pháp bảo dưỡng này chưa cao.

Một số thiết bị, máy móc bị xuống cấp do tháo lắp hoặc do dừng máy- khởi động lại để kiểm tra. Chẳng hạn như hao mòn do khởi động lại một tua bin hơi được tính tương đương với 30 giờ làm việc liên tục. Ngoài ra, máy móc còn có thể bị hỏng hóc khi tháo lắp do lỗi của công nhân bảo dưỡng. Quan điểm của bảo dưỡng hiện đại là chỉ dừng máy khi có vấn đề cần xử lý.

Do quy luật phân bố hỏng ngẫu nhiên của các chi tiết, có nhiều chi tiết bị hỏng trước khi đến thời gian thay thế gây hỏng máy và phải dừng sản xuất ngoài kế hoạch, ngược lại, có những chi tiết vẫn còn tốt nhưng vẫn phải thay thế theo định kỳ. Điều này gây ra nhiều thiệt hại cho sản xuất và làm lãng phí chi phí bảo dưỡng.

Khó bố trí kế hoạch sử dụng nguồn nhân, vật lực một cách hợp lý. Vào thời kỳ dừng máy bảo dưỡng, các công nhân vận hành phải nghỉ chờ việc, trong cùng thời điểm đó cường độ lao động của công nhân bảo dưỡng lại rất cao. Ngược lại, khi dây chuyền sản xuất ổn định, công nhân bảo dưỡng và các thiết bị máy móc phục vụ bảo dưỡng thường có ít việc làm.

Khó lập kế hoạch bảo dưỡng và lên danh sách các phụ tùng, chi tiết dự trữ thay thế do không biết được tình trạng xuống cấp của các thiết bị máy móc trong dây chuyền và tuổi thọ dự kiến còn lại của từng bộ phận, chi tiết.

2. Triển khai TPM ở Công ty Giấy Bãi Bằng

Sau khi đã nghiên cứu và khảo sát kỹ tình hình bảo dưỡng ở Công ty Giấy Bãi Bằng, nhóm chuyên gia Viện Nghiên cứu Cơ khí, Bộ Công nghiệp (tên cũ của Bộ Công Thương) đã đưa ra phương án triển khai TPM và đã thực hiện cụ thể tại công ty theo các bước sau:
Giới thiệu các khái niệm và phân tích sự cần thiết, các lợi ích của việc ứng dụng  và triển khai
TPM, các khuyến nghị cụ thể với lãnh đạo Công ty Giấy Bãi Bằng.

Tư vấn và cung cấp tài liệu cho lãnh đạo Công ty và các cán bộ phụ trách bảo dưỡng để lập ra trình tự và phương án triển khai TPM tại Công ty.

Tổ chức các hội nghị, hội thảo giới thiệu về TPM và phối hợp với Công ty Giấy Bãi Bằng tổ chức các khoá đào tạo về các nội dung TPM cho các quản đốc, các công nhân bảo dưỡng và vận hành.

Cung cấp các phương tiện và giải pháp kỹ thuật: các kỹ thuật chẩn đoán, giám sát  tình trạng thiết bị; hỗ trợ công tác lập kế hoạch bảo dưỡng và quản lý bảo dưỡng làm cơ sở cho triển khai TPM. Bước đầu giới thiệu và triển khai mô hình "thiết kế thiết bị không cần bảo dưỡng" với đối tác cung cấp thiết bị truyền thống là Viện Nghiên cứu Cơ khí.

Hỗ trợ và tư vấn cho Công ty Giấy Bãi Bằng trong các bước triển khai thí điểm TPM: xác định các mục tiêu TPM cho các nhóm công nhân vận hành và công nhân bảo dưỡng, tổ chức các ủy ban TPM các cấp, các uỷ ban thi đua, cung cấp các tài liệu và các khoá học nâng cao kỹ năng bảo dưỡng và các kỹ thuật bảo dưỡng tiên tiến của thế giới..

Ghi chú: công tác ứng dụng TPM tại Công ty Giấy Bãi Bằng do nhóm chuyên gia Viện Nghiên cứu Cơ khí thực hiện năm 2002 nên một số mô tả có thể đã không còn đúng với thực tiễn hiện tại.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Hồ sơ kĩ thuật gồm những gì ?

CẤU TRÚC HỒ SƠ KỸ THUẬT CẤU TRÚC HỒ SƠ KỸ THUẬT 1. Hiểu khái niệm “thiết bị” Trong tài liệu này, thuật  ngữ “thiết bị” đề cập tới một tổng thể kỹ thuật  có một chức năng nào đó và thường có kết cấu phức tạp, tức là được thiết kế và sản xuất để thực hiện một nhiệm vụ (một hoạt động hoặc chức năng) xác định. Ví dụ: một thiết bị nghiền, một máy ép, một thiết bị sơn hoặc lò xử lý bề mặt, bơm, cầu trục, v.v... 2. Hiểu khái niệm “hồ sơ kỹ thuật” và “hồ sơ thiết bị” Khái niệm “hồ sơ thiết bị” hoặc “hồ sơ kỹ thuật” của thiết bị đôi khi chứa đựng nhiều thực tế khác nhau tuỳ theo tác giả. Trong quan điểm của chúng tôi, “hồ sơ kỹ thuật” thường  coi như một hồ sơ “trước sử dụng” (nghĩa là trước khi thời gian sử dụng của thiết bị bắt đầu). Vì thế, đối với chúng tôi “hồ sơ thiết bị” là hồ sơ “quá trình sử dụng”. Hồ sơ này sẽ do bộ phận bảo dưỡng sử dụng. Trong đó sẽ có bao gồm hồ sơ “trước sử dụng” để từ đó thêm dần các văn bản do quá trình sử dụng thiết bị tạo ra. I. NGUỒN  ...

Các Nguyên Nhân Gây Hư Hỏng Máy Biến Áp Và Biện Pháp Khắc Phục

Máy biến áp là một thiết bị quan trọng trong hệ thống điện, đảm bảo việc truyền tải và phân phối điện năng hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, máy biến áp có thể gặp phải nhiều sự cố dẫn đến hư hỏng. Bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết các nguyên nhân phổ biến gây hư hỏng máy biến áp và biện pháp khắc phục hiệu quả. Các Nguyên Nhân Gây Hư Hỏng Máy Biến Áp Quá tải Máy biến áp được thiết kế để hoạt động ở một công suất nhất định. Khi tải điện vượt quá giới hạn này, máy biến áp sẽ nóng lên quá mức, dẫn đến hư hỏng cách điện và giảm tuổi thọ của thiết bị. Biện pháp khắc phục: Thường xuyên kiểm tra và theo dõi tải điện. Sử dụng thiết bị bảo vệ quá tải để ngắt điện khi phát hiện quá tải. Sự cố cách điện Các lớp cách điện trong máy biến áp có thể bị hỏng do điều kiện môi trường như độ ẩm, bụi bẩn, hay hóa chất. Khi lớp cách điện bị suy giảm, nguy cơ ngắn mạch và hư hỏng máy biến áp tăng lên. Biện pháp khắc phục: Định kỳ kiểm tra và vệ sinh máy biến áp để loại bỏ bụi bẩn và độ ẩm. T...

Áp suất khí nén là gì ?Khí nén căn bản

Áp suất là gì? Công thức tính lực Áp suất (Pressure), ký hiệu bằng P là một đại lượng vật lý được định nghĩa là một lực trên một đơn vị diện tích tác động theo chiều vuông góc với bề mặt của diện tích tiếp xúc P = F / S. Áp suất được biết đến là lực trên một đơn vị diện tích được tác dụng theo chiều vuông góc với bề mặt của vật thể nhất định. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản áp suất chính là lực tác động vuông góc nên một bề mặt diện tích. Đơn vị áp suất (N/m2) Trong hệ đo SI đơn vị của áp suất tính bằng Newton / mét vuông (N/m2) nó được gọi là Pascal (Pa) mang tên nhà toán học & vâtj lý học Blaise Pasccal người Pháp thế kỉ XVII. Tuy nhiên trong ứng dụng thực tế cả dân dụng và công nghiệp đơn vị đo áp suất thông thường là bar, Mpa, kg/cm2 , những bội số của Pa vì giá trị của pa rất nhỏ chỉ tương đương áp suất của tờ tiền tác động nên mặt bàn. Xem chi tiết bài viết >> Đơn vị đo áp suất phổ biến bảng quy đổi Công thức tính áp suất Công thức tính áp suất chung: P = F / S với P...