Chuyển đến nội dung chính

Thiết kế làm mát bằng nước cho máy nén khí

Trong phần I chúng ta đã tìm hiểu về thiết kế làm mát bằng thông gió cho phòng máy nén khí làm mát bằng gió. Trong phần II này chúng ta sẽ tìm hiểu về thiết kế làm mát cho máy nén khí giải nhiệt bằng nước. Với loại máy nén khí này chúng ta vẫn cần thiết kế thông gió cho phòng máy như phần I chỉ khác là sẽ không có phần thoát khí nóng cho máy nén khí mà chỉ thiết kế cửa hút gió, lọc bụi và quạt đối lưu khí cho phòng máy(không cần thiết với phòng máy diện tích lớn). Nếu máy nén có sử dụng máy sấy khí rời mà làm mát bằng khí thì vẫn cần tính toán như phần I với riêng máy sấy. Những yêu cầu về hệ thống làm mát nước thường đã được cho sẵn theo model máy nén khí. Các thông số đó là: 
- Nhiệt độ nước giải nhiệt đi vào máy nén khí càng thấp càng tốt. Thông thường theo công nghệ các tháp trao đổi nhiệt Cooling hiện nay tối đa 32 độ C tùy vào khu vực. Một số nhà máy sử dụng máy chiller để làm mát cho máy nén, theo quan điểm của tôi thì cũng không cần thiết.
- Công suất giải nhiệt (hoặc lưu lượng nước giải nhiệt cần thiết) của máy nén khí. Thông số này thường có sẵn theo catalogue của nhà sản xuất.
-Chế độ giải nhiệt của máy nén khí là liên tục(Biểu đồ tải). Chúng ta nên chọn tháp giải nhiệt có công suất lớn hơn yêu cầu một chút nhằm bù lại những thiếu sót trong quá trình sử dụng làm máy nén khí bị nhiệt độ cao.

Các loại tháp giải nhiệt có nhiều model giải nhiệt cho nước hơn 50oC . Đặc biệt lên tới 90oC xuống 32 độC. Các loại tháp bình thường khả năng giải nhiệt cho nước nóng dưới 50 độC
Khi chọn tháp cần đưa ra các thông số cho nhà cung cấp: lưu lượng nước , nhiệt độ nước nóng vào tháp, nhiệt độ nước muốn giải nhiệt xuống ( tối đa 32oC nhé) , bầu khí ướt.
Bầu khí ướt nếu bác ko tính đươc bác vui lòng cho biết địa điểm đặt tháp ( miền băc,miền trung hay miền nam) là nhà cung cấp tháp giải nhiệt có thể cung cấp ngay cho bạn.


Ghi chú thêm về bầu khí ướt: Khi cho hơi nước bay hơi đoạn nhiệt vào không khí chưa bão hòa (I=const). Nhiệt độ của không khí sẽ giảm dần trong khi độ ẩm tương đối tăng lên. Tới trạng thái bão hoà ϕ = 100% quá trình bay hơi chấm dứt. Nhiệt độ ứng với trạng thái bão hoà cuối cùng này gọi là "nhiệt độ nhiệt độ nhiệt kế ướt "và ký hiệu là tư.Người ta gọi nhiệt độ nhiệt kế ướt là vì nó được xác định bằng nhiệt kế có bầu thấm ướt nước Như vậy nhiệt độ nhiệt kế ướt của một trạng thái là nhiệt độ ứng với trạng thái bão hòa và có entanpi I bằng entanpi của trạng thái không khí đã cho. Giữa entanpi I và nhiệt độ nhiệt kế ướt tư có mối quan hệ phụ thuộc. Trên thực tế ta có thể đo được nhiệt độ nhiệt kế ướt của trạng thái không khí hiện thời là nhiệt độ trên bề mặt thoáng của nước.

Với phòng máy có nhiều máy khi thiết kế cần trang bị kính thăm nước trước khi vào máy, Các khóa độc lập với các máy tốt nhất nên trang bị đồng hồ áp và đồng hồ nhiệt độ nước để tiện theo dõi. Với những hệ thống lớn cần trang bị thêm cảm biến, công tắc áp suất quy về trung tâm điều khiển tránh tình trạng thiếu nước / thiếu áp cục bộ cho một số máy trong toàn bộ phòng máy. Đồng thời những thiết bị trên hỗ trợ vận hành và quản lý nước làm mát cho máy nén khí hiệu quả.

Cần  sử dụng nguồn nước đã qua xử lý kết hợp dung dịch chống đóng cặn, dung dịch tăng khả năng trao đổi nhiệt cho nước làm mát. Việc này tuy có chút bất tiện trong quá trình sử dụng xong nó lại mang lại lợi ích lâu dài vì không phải xử lý cặn vôi trong giàn trao đổi nhiệt.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hồ sơ kĩ thuật gồm những gì ?

CẤU TRÚC HỒ SƠ KỸ THUẬT CẤU TRÚC HỒ SƠ KỸ THUẬT 1. Hiểu khái niệm “thiết bị” Trong tài liệu này, thuật  ngữ “thiết bị” đề cập tới một tổng thể kỹ thuật  có một chức năng nào đó và thường có kết cấu phức tạp, tức là được thiết kế và sản xuất để thực hiện một nhiệm vụ (một hoạt động hoặc chức năng) xác định. Ví dụ: một thiết bị nghiền, một máy ép, một thiết bị sơn hoặc lò xử lý bề mặt, bơm, cầu trục, v.v... 2. Hiểu khái niệm “hồ sơ kỹ thuật” và “hồ sơ thiết bị” Khái niệm “hồ sơ thiết bị” hoặc “hồ sơ kỹ thuật” của thiết bị đôi khi chứa đựng nhiều thực tế khác nhau tuỳ theo tác giả. Trong quan điểm của chúng tôi, “hồ sơ kỹ thuật” thường  coi như một hồ sơ “trước sử dụng” (nghĩa là trước khi thời gian sử dụng của thiết bị bắt đầu). Vì thế, đối với chúng tôi “hồ sơ thiết bị” là hồ sơ “quá trình sử dụng”. Hồ sơ này sẽ do bộ phận bảo dưỡng sử dụng. Trong đó sẽ có bao gồm hồ sơ “trước sử dụng” để từ đó thêm dần các văn bản do quá trình sử dụng thiết bị tạo ra. I. NGUỒN  ...

Các Nguyên Nhân Gây Hư Hỏng Máy Biến Áp Và Biện Pháp Khắc Phục

Máy biến áp là một thiết bị quan trọng trong hệ thống điện, đảm bảo việc truyền tải và phân phối điện năng hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, máy biến áp có thể gặp phải nhiều sự cố dẫn đến hư hỏng. Bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết các nguyên nhân phổ biến gây hư hỏng máy biến áp và biện pháp khắc phục hiệu quả. Các Nguyên Nhân Gây Hư Hỏng Máy Biến Áp Quá tải Máy biến áp được thiết kế để hoạt động ở một công suất nhất định. Khi tải điện vượt quá giới hạn này, máy biến áp sẽ nóng lên quá mức, dẫn đến hư hỏng cách điện và giảm tuổi thọ của thiết bị. Biện pháp khắc phục: Thường xuyên kiểm tra và theo dõi tải điện. Sử dụng thiết bị bảo vệ quá tải để ngắt điện khi phát hiện quá tải. Sự cố cách điện Các lớp cách điện trong máy biến áp có thể bị hỏng do điều kiện môi trường như độ ẩm, bụi bẩn, hay hóa chất. Khi lớp cách điện bị suy giảm, nguy cơ ngắn mạch và hư hỏng máy biến áp tăng lên. Biện pháp khắc phục: Định kỳ kiểm tra và vệ sinh máy biến áp để loại bỏ bụi bẩn và độ ẩm. T...

Sơ đồ lưới điện Việt Nam

Sơ đồ lưới điện Việt Nam:  mô tả các đường dây truyền tải trên toàn bộ lãn thổ Việt Nam. Cùng với đó là sơ đồ các trạm, nhà máy phát điện... >> Tải file cad sơ đồ hệ thống điện việt nam tại đây Do kích thước quá khổ nên nó hiển thị không được chuẩn. Bạn bấm vào ảnh để xem bản đồ hệ thống điện việt nam ở chế độ lớn hơn. 01 bản đồ lưới điện Việt Nam 2006-2025 ( phân bổ theo địa lý mạng lưới đường dây, trạm.. 02 bản đồ phân bổ hệ thống điện bao gồm phân bổ nhà máy điện (ảnh lớn chia làm hai nửa) Nguồn: icon.com.vn