Chuyển đến nội dung chính

Những tiêu chuẩn kĩ thuật ngành khí nén

Những tiêu chuẩn cần thiết cho quản lý máy nén khí, nhà cung cấp, thiết kế hệ thông máy nén khí.
  • Tiêu chuẩn chất lượng khí nén
  • Tiêu chuẩn đường ống khí nén, tổn thất áp suất
  • TCVN về thiết bị áp lực cụ thể là bình tích.

1, Tiêu chuẩn chất lượng khí nén

Được ví như thư thước đo ngành khí nén. Giúp người mua lựa chọn thiết bị, công nghệ của hệ thống khí nén. Cũng là căn cứ làm chuẩn cho trao đổi thỏa thuận với nhà cung cấp thiết bị. Đồng thời là cơ sở để kiểm tra duy trì hoạt động theo tiêu chuẩn mà nhà máy đang áp dụng.

Trong đó kể đến bộ tiêu chuẩn ISO ngành khí nén nó bao gồm tiêu chuẩn thiết bị, tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn hệ thống khí nén.


Trong phạm vi kĩ sư Việt Nam thường dùng là Tiêu chuẩn chất lượng khí nén ISO 8570.1, ISO 12500 đặc biệt tiêu chuẩn ISO 8573-1:2010. Bên cạnh tiêu chuẩn chung ISO tùy thuộc vào loại hình nhà máy và tiêu chuẩn áp dụng mà có những tiêu chuẩn riêng nhưu tiêu chuẩn UCBO trong ngành thực phẩm của Mỹ. Thông thường khi thiết kế dây truyền nhà thiết kế đã đưa ra tiêu chuẩn và các thông số như

1, Hàm lượng dầu là 0 hay 0,01 hay 0,1 hay 0,3 hay 0,5 micro / m3 khí2, kích thước hạt bụi là bao nhiêu micro? 0,01 hay 0,1 hay 0,3 hay 0,5 micro
3, lượng nước có trong 1m3 khí ( thường quy về độ ẩm bao nhiêu %)

Ngoài ra với một số ứng dụng đặc thù của khí nén còn yêu cầu hàm lượng khí. ví dụ máy nén + tách khí nitro dùng trong lò luyện cần khí trơ yêu cầu hàm lượng các chất chiếm bao nhiêu ( độ sạch 99 hay 99,5 hay 99.99)

Những thông số này phục vụ cho việc chọn lựa công nghệ máy nén khí và thiết bị xử lý khí nén cho phù hợp. Nói chung không có tiêu chuẩn nào bao hàm toàn bộ các yêu cầu về các thông số chất lượng khí nén mà nó còn nằm rải rác tại các ngành sử dụng khí nén. Ví dụ ngành sơn ô tô yêu cầu độ khô khí nén ( hàm lượng nước trong khí nén) phải rất cao. Thuường những hệ thống này cần đến máy sấy dạng hút ẩm.

>> Bộ tiêu chuẩn ISO ngành khí nén đầy đủ thông số

2, Tiếu chuẩn kích thước đường ống


Thông thường có 3 đơn vị đo đường kính ống thép thường được sử dụng: DN (A), phi (mm), Inch (").

DN: là đường kính trong danh nghĩa.

- Ví dụ DN15 hoặc 15A, tương đương với ống có đường kính ngoài danh nghĩa là phi 21mm.

- Tuy nhiên, ống sản xuất với mỗi tiêu chuẩn khác nhau thì sẽ có đường kính ngoài thực tế khác nhau, (ví dụ theo ASTM là 21.3mm, còn BS là 21.2mm...).

- Nhiều người thường nhầm rằng ống DN15 tức là ống phi 15mm, nhưng không phải.

- Tuy DN là đường kính trong danh nghĩa, nhưng đường kính trong thực tế là bao nhiêu thì lại phụ thuộc vào từng tiêu chuẩn sản xuất. Khi có đường kính ngoài thực tế, ta chỉ cần lấy đường kính ngoài trừ 2 lần độ dầy, sẽ ra được đường kính trong thực tế.

Đường kính trong (mm) = Đường kính ngoài (mm) - 2 lần độ dầy (mm)

* Phi: đường kính ngoài danh nghĩa.

Ở Việt Nam, đơn vị để đo đường kính ống quen thuộc nhất vẫn là phi (Ø), tức là mm (ví dụ phi 21 là 21mm).

Cũng có nhiều người nhầm rằng, ống có phi 21 thì đường kính ngoài phải là đúng và đủ 21mm. Nhưng cũng như đã trình bày ở trên, ứng với mỗi tiêu chuẩn sản xuất thì ống cũng sẽ có những đường kính ngoài thực tế khác nhau, gọi là phi 21 chỉ để cho dễ gọi, và dễ hình dung ra cái kích thước của ống mà thôi.

Thường thì tất cả các nhà máy sản xuất đều công bố tiêu chuẩn sản xuất của mình, và có bảng quy cách chính xác của từng loại ống.

* Inch ("):

Một đơn vị cũng thường được dùng, đó là Inch (viết tắt là ký hiệu ").

Nhiều người sẽ hay bị nhầm trong việc quy đổi từ Inch ra DN hoặc phi và ngược lại.

Việc dễ nhầm lẫn này, có lẽ sẽ được khắc phục bằng bảng quy đổi, và các thông số cụ thể như bảng dưới đây:
Bảng kích thước ống danh định (được trích dẫn từ wikipedia.org)

Bảng này ứng với một số tiêu chuẩn như: ASTM A106, A53, API 5L, A312, ASME...Ống từ ⅛" tới 3½" (từ DN6 - DN90)
InchDNĐK ngoài
(mm)
Độ dày thành ống (mm)
SCH 5SCH 10SCH 30SCH 40SCH 80SCH 120XXS
610,29 mm0,889 mm1,245 mm1,448 mm1,727 mm2,413 mm------
¼813,72 mm1,245 mm1,651 mm1,854 mm2,235 mm3,023 mm------
1017,15 mm1,245 mm1,651 mm1,854 mm2,311 mm3,200 mm------
½1521,34 mm1,651 mm2,108 mm---2,769 mm3,734 mm---7,468 mm
¾2026,67 mm1,651 mm2,108 mm---2,870 mm3,912 mm---7,823 mm
12533,40 mm1,651 mm2,769 mm---3,378 mm4,547 mm---9,093 mm
3242,16 mm1,651 mm2,769 mm2,972 mm3,556 mm4,851 mm---9,703 mm
4048,26 mm1,651 mm2,769 mm3,175 mm3,683 mm5,080 mm---10,160 mm
25060,33 mm1,651 mm2,769 mm3,175 mm3,912 mm5,537 mm6,350 mm11,074 mm
6573,03 mm2,108 mm3,048 mm4,775 mm5,156 mm7,010 mm7,620 mm14,021 mm
38088,90 mm2,108 mm3,048 mm4,775 mm5,486 mm7,620 mm8,890 mm15,240 mm
90101,60 mm2,108 mm3,048 mm4,775 mm5,740 mm8,077 mm---16,154 mm

Ống từ 4" tới 8" (từ DN100 - DN200)

InchDNĐK ngoài
(mm)
Độ dày thành ống (mm)
SCH 5SCH 10SCH 20SCH 30SCH 40
STD
SCH 60SCH 80SCH 100SCH 120SCH 140SCH 160
4100114,30 mm2,108 mm3,048 mm---4,775 mm6,020 mm7,137 mm8,560 mm---11,100 mm---13,487 mm
115127,00 mm------------6,274 mm---9,017 mm------------
5125141,30 mm2,769 mm3,404 mm------6,553 mm---9,525 mm---12,700 mm---15,875 mm
6150168,28 mm2,769 mm3,404 mm------7,112 mm---10,973 mm---14,275 mm---18,263 mm
8200219,08 mm2,769 mm3,759 mm6,350 mm7,036 mm8,179 mm10,312 mm12,700 mm15,062 mm18,237 mm20,625 mm23,012 mm

Ống từ 10" tới 24" (từ DN250 - DN600)

InchDNĐK ngoài
(mm)
Độ dày thành ống (mm)
SCH 5sSCH 5SCH 10sSCH 10SCH 20SCH 30
10250273,05 mm3,404 mm3,404 mm4,191 mm4,191 mm6,350 mm7,798 mm
12300323,85 mm3,962 mm4,191 mm4,572 mm4,572 mm6,350 mm8,382 mm
14350355,60 mm3,962 mm3,962 mm4,775 mm6,350 mm7,925 mm9,525 mm
16400406,40 mm4,191 mm4,191 mm4,775 mm6,350 mm7,925 mm9,525 mm
18450457,20 mm4,191 mm4,191 mm4,775 mm6,350 mm7,925 mm11,100 mm
20500508,00 mm4,775 mm4,775 mm5,537 mm6,350 mm9,525 mm12,700 mm
24600609,60 mm5,537 mm5,537 mm6,350 mm6,350 mm9,525 mm14,275 mm
InchĐộ dày thành ống (mm)
SCH 40sSCH 40SCH 60SCH 80sSCH 80SCH 100SCH 120SCH 140SCH 160
109,271 mm9,271 mm12,700 mm12,700 mm15,062 mm18,237 mm21,412 mm25,400 mm28,575 mm
129,525 mm10,312 mm12,700 mm12,700 mm17,450 mm21,412 mm25,400 mm28,575 mm33,325 mm
149,525 mm11,100 mm15,062 mm12,700 mm19,050 mm23,800 mm27,762 mm31,750 mm35,712 mm
169,525 mm12,700 mm16,662 mm12,700 mm21,412 mm26,187 mm30,937 mm36,500 mm40,462 mm
189,525 mm14,275 mm19,050 mm12,700 mm23,800 mm29,362 mm34,925 mm39,675 mm45,237 mm
209,525 mm15,062 mm20,625 mm12,700 mm26,187 mm32,512 mm38,100 mm44,450 mm49,987 mm
249,525 mm17,450 mm24,587 mm12,700 mm30,937 mm38,887 mm46,025 mm52,375 mm59,512 mm

Ghi chú: tác giả hy vọng những thông tin trên sẽ giúp được nhiều Quý vị đang có thắc mắc về vấn đề này.

Độ sụt áp của đường ống

Bạn có thể áp dụng bảng dưới để tham khảo

Đường kính ống danh nghĩa nghĩa (mm)
Sụt áp (bar) trên 100 m
Tổn thất điện tương ứng (kW)
40
1,80
9,5
50
0,65
3,4
65
0,22
1,2
80
0,04
0,2
100
0,02
0,1

Chọn kích thước đường ống khí nén khi thiết kế ?

Để tính toán cụ thể thường phức tạp và không kinh tế. Thông thường các đơn vị thiết kế thường chọn theo bảng định sẵn. Hoặc chọn theo thiết kế từ nhà sản xuất máy nén khí. Thông thường các hãng sản xuất sẽ quy ước kích thước đường ống đầu ra.

Thật ra định size ống khí nén mà nói theo chuẩn thì rất khó. Tùy theo nhu cầu thiết kế, ngân sách dự án mà định size ống.

Nhưng nếu xét theo khía cạnh tốt nhất về kỹ thuật, thì theo những kiến thức mình tổng hợp được, thì khi định size ống phải đảm bảo vận tốc khí nén theo các yêu cầu sau:
1. Ống kết nối trong phòng khí nén: không quá 6m/s
2. Ống góp: không quá 6m/s
3. Ống chính trong nhà máy: có thể sử dụng theo bất kỳ bảng nào bạn tìm được trên mạng, nhưng vận tốc không quá 15m/s và thỏa mãn được yêu cầu áp cuối của hệ thống.

Những hệ thống đường ống khí nén chọn kích thước đường ống tùy thuộc vào các yếu tố sau.
1, Lưu lượng khí cần truyền là bao nhiêu.
2, Đặc tính khí truyền tải: CO2, khí nén, khí tự nhiên, Nitro...
3, Quan trọng hơn cả là yêu cầu của thiết bị xử dụng đầu cuối cùng đặc thù đường ống truyền tải.

Ví dụ: Một nhà máy cán tôn xử dụng xi lanh khí nén để hoạt động. Tổng chiều dài dây truyền là 180m. Dây truyền sử dụng máy nén công suất 45kw nhãn hiệu ABC với lưu lượng khí nén là 130 m3/h tại áp lực 7Bar. Dây truyền có các xi lanh và máy tiêu thụ khí nén lớn tại đầu cuối và giữa dây truyền. Yêu cầu áp lực khí nén tại các điểm đầu cuối dây truyền không bị sụt áp cục bộ.

Như vậy nếu tính theo tiêu chuẩn và khuyến cáo nhà sản xuất máy này chỉ cần xử dụng ống G1-1/2 ine (D34) là đáp ứng đủ yêu cầu. Nhưng nếu như vậy dây truyền này vẫn có thể không được đáp ứng về áp lực khí nén tại một số thời điểm.
Để thiết kế đường ống cho dây truyền này cần căn cứ thêm các yếu tố sau.
- áp lực làm việc máy nén là loại mấy bar (thông thường là 7bar hay 10bar hay 13 bar)
- Áp suất tối thiểu tại đầu vào thiết bị xử dụng là bao nhiêu ( thông thường là 4 đến 5bar thùy ngành)
- Hệ thống đường ống là đường xương cá, zic zắc hay vòng tròn. Nếu không phải đường tròn thì chiều dài đầu nguồn đến cuối nguồn là bao nhiêu mét.
- Hệ thống có bình tích áp hay không thể tích là bao nhiêu vị trí đặt đầu day truyền hay cuối hay giữa hay theo từng điểm.

Căn cứ vào những yếu tố trên chúng ta tăng/giảm kích thước đường ống nhằm đảm bảo yêu cầu kĩ thuật về lưu lượng và áp suất khí nén. Cần lưu ý là tổn thất áp suất trên đường hoàn toàn có thể tính toán theo tiêu chuẩn. Nhưng Áp suất tức thời có thể bị suy giảm tại một điểm cục bộ trên đường ống truyền tải do máy / thiết bị đầu cuối xử dụng lưu lượng khí lớn tại một chu kì làm việc. Ví dụ minh họa là một máy thổi xốp tạo 1 sản phẩm trên 01 phút. Mỗi lần ép cần xả khí trong 03s với lưu lượng là 100 lít ở áp suất 6 Bar. Như vậy lưu lượng tính theo thời gian máy này chỉ dùng là 100 lít / phút => tính đường ống có tiết diện như trên ? nếu tính như này áp cục bộ có thể không đạt yêu cầu 06kg thổi vào buồng khuân, mặc dù áp tại đường ống và bình tích đang là 8kg. Như vậy với máy này chúng ta cần thiết kế đường ống nối vào máy có lưu lưu lượng đáp ứng 100/3 x 60= 2000 lít / phút.
Tương tự nhu vậy với quy mô của một xưởng sản xuất tại một thời điểm có thể có nhiều thiết bị cùng xử dụng khí nén. Điển hình các nhà máy xi măng có bình tích áp nằm khắp nhà máy, cạnh những máy quan trọng và có kích thước đường ống lớn hơn rất nhiều đường ống xử dụng tại nhà máy sản xuất điện tử hay may mặc.

Tóm lại việc chọn kích thước đường ống căn cứ chủ yếu theo yêu cầu thông số kĩ thuật của thiết bị xử dụng khí nén là áp suất và lưu lượng.

Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng Bình chịu áp lực

Bao gồm những tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn sau:
- TCVN 6153:1996: Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo.
- TCVN 6154:1996: Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo, phương pháp thử.
- TCVN 6155:1996: Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa.
- TCVN 6156:1966: Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa, phương pháp thử.
- TCVN 6008:1995: Thiết bị áp lực – Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.
- TCVN 7472-2005: Thiết bị áp lực – Hàn liên kết.

Nếu bạn cần thêm thông tin chi tiết hơn về các tiêu chuẩn và hướng dẫn liên quan đến máy nén khí, hãy liên hệ với chúng tôi tại Khí Nén Á Châu để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hồ sơ kĩ thuật gồm những gì ?

CẤU TRÚC HỒ SƠ KỸ THUẬT CẤU TRÚC HỒ SƠ KỸ THUẬT 1. Hiểu khái niệm “thiết bị” Trong tài liệu này, thuật  ngữ “thiết bị” đề cập tới một tổng thể kỹ thuật  có một chức năng nào đó và thường có kết cấu phức tạp, tức là được thiết kế và sản xuất để thực hiện một nhiệm vụ (một hoạt động hoặc chức năng) xác định. Ví dụ: một thiết bị nghiền, một máy ép, một thiết bị sơn hoặc lò xử lý bề mặt, bơm, cầu trục, v.v... 2. Hiểu khái niệm “hồ sơ kỹ thuật” và “hồ sơ thiết bị” Khái niệm “hồ sơ thiết bị” hoặc “hồ sơ kỹ thuật” của thiết bị đôi khi chứa đựng nhiều thực tế khác nhau tuỳ theo tác giả. Trong quan điểm của chúng tôi, “hồ sơ kỹ thuật” thường  coi như một hồ sơ “trước sử dụng” (nghĩa là trước khi thời gian sử dụng của thiết bị bắt đầu). Vì thế, đối với chúng tôi “hồ sơ thiết bị” là hồ sơ “quá trình sử dụng”. Hồ sơ này sẽ do bộ phận bảo dưỡng sử dụng. Trong đó sẽ có bao gồm hồ sơ “trước sử dụng” để từ đó thêm dần các văn bản do quá trình sử dụng thiết bị tạo ra. I. NGUỒN  GỐC VÀ MỤC TIÊU CỦA

Các Nguyên Nhân Gây Hư Hỏng Máy Biến Áp Và Biện Pháp Khắc Phục

Máy biến áp là một thiết bị quan trọng trong hệ thống điện, đảm bảo việc truyền tải và phân phối điện năng hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, máy biến áp có thể gặp phải nhiều sự cố dẫn đến hư hỏng. Bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết các nguyên nhân phổ biến gây hư hỏng máy biến áp và biện pháp khắc phục hiệu quả. Các Nguyên Nhân Gây Hư Hỏng Máy Biến Áp Quá tải Máy biến áp được thiết kế để hoạt động ở một công suất nhất định. Khi tải điện vượt quá giới hạn này, máy biến áp sẽ nóng lên quá mức, dẫn đến hư hỏng cách điện và giảm tuổi thọ của thiết bị. Biện pháp khắc phục: Thường xuyên kiểm tra và theo dõi tải điện. Sử dụng thiết bị bảo vệ quá tải để ngắt điện khi phát hiện quá tải. Sự cố cách điện Các lớp cách điện trong máy biến áp có thể bị hỏng do điều kiện môi trường như độ ẩm, bụi bẩn, hay hóa chất. Khi lớp cách điện bị suy giảm, nguy cơ ngắn mạch và hư hỏng máy biến áp tăng lên. Biện pháp khắc phục: Định kỳ kiểm tra và vệ sinh máy biến áp để loại bỏ bụi bẩn và độ ẩm. T

Sơ đồ lưới điện Việt Nam

Sơ đồ lưới điện Việt Nam:  mô tả các đường dây truyền tải trên toàn bộ lãn thổ Việt Nam. Cùng với đó là sơ đồ các trạm, nhà máy phát điện... >> Tải file cad sơ đồ hệ thống điện việt nam tại đây Do kích thước quá khổ nên nó hiển thị không được chuẩn. Bạn bấm vào ảnh để xem bản đồ hệ thống điện việt nam ở chế độ lớn hơn. 01 bản đồ lưới điện Việt Nam 2006-2025 ( phân bổ theo địa lý mạng lưới đường dây, trạm.. 02 bản đồ phân bổ hệ thống điện bao gồm phân bổ nhà máy điện (ảnh lớn chia làm hai nửa) Nguồn: icon.com.vn